Cấy ghép Implant được biết đến là một phương pháp trồng răng hiện đại, có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng mất răng ở nhiều người. Vậy, khi nào cần cấy implant cho răng, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
1. Cấy ghép Implant là gì?
Cấy ghép implant là một giải pháp thường được áp dụng để trồng phục hình răng bị mất do nhiều nguyên nhân. Theo đó, implant là một loại vít nhỏ, có tính tương thích sinh học với xương hàm do được chế tác từ chất liệu đặc biệt. Trụ implant được coi như những chiếc chân răng thật với độ bền chắc vô cùng vượt trội.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gắn trụ implant vào sâu trong xương hàm, tạo trụ đỡ với chức năng tương tự như chân răng thật. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên thông qua một loại khớp nối đặc biệt.
Kỹ thuật cấy ghép Implant có thể phục hình răng bị mất một cách hoàn hảo bởi mọi người có thể ăn uống và sinh hoạt dễ dàng sau khi phục hình răng. Bởi vậy, cấy ghép implant đang là sự lựa chọn hàng đầu của những người bị mất răng trong thời gian gần đây.
2. Khi nào cần cấy implant
Với công nghệ tiên tiến vượt bậc, cấy ghép Implant có thể thực hiện cho phần lớn những trường hợp mất răng cụ thể như:
– Mất răng lâu năm: Mất răng trong thời gian dài để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như xô lệch răng khác, gây tiêu xương hàm, dễ mắc bệnh lý răng miệng… nên cần được trồng phục hình sớm.
– Mất răng do chấn thương: Cũng tương tự như răng bị mất lâu năm, mất răng do chấn thương ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ăn nhai và sức khỏe của hàm răng nên cần được trồng kịp thời.
– Răng sâu quá lớn: Tổn thương cấu trúc răng nghiêm trọng khiến chức năng răng bị ảnh hưởng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cần nhổ bỏ kịp thời để không làm ảnh hưởng tới răng khác.
– Sâu răng ăn vào tủy: Tủy răng bị tổn thương không thể phục hồi, khiến răng trở nên giòn, yếu, không thể đảm bảo được khả năng ăn uống.
– Chân răng suy yếu: Chân răng suy yếu có thể khiến răng gãy rụng bất kỳ lúc nào và có thể dẫn tới các bệnh lý nha khoa nguy hiểm khác nên cần được phục hình ngay.
– Viêm chân răng: Viêm nhiễm không chỉ làm tổn thương chân răng mà còn ảnh hưởng tới lợi và các tổ chức quanh răng, lâu dần có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm.…
Phương pháp này có thể khôi phục một hoặc nhiều răng bị mất với đặc trưng chắc khỏe, bền bỉ với thời gian. Thậm chí, ngay cả trường hợp mất răng lâu năm bị tiêu xương vẫn có thể thực hiện sau khi phẫu thuật ghép xương hàm.
Ưu việt là thế nhưng implant không được khuyến khích thực hiện với người đang trong giai đoạn mang thai, cho con bú, mắc bệnh lý ung thư, một số bệnh mạn tính… Mọi người cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra trực tiếp, đưa ra các phương án xử trí phù hợp.
3. Quy trình cấy ghép Implant
Cấy ghép implant là kỹ thuật mang tính phức tạp cao, đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Hiện nay, quy trình trồng implant cho răng thường được thực hiện với các công đoạn chính như sau:
– Thăm khám và tư vấn: Giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và xây dựng phác đồ phục hình phù hợp cho từng người.
– Vệ sinh khoang miệng: Làm sạch cao răng, mảng bám để ngăn ngừa vi khuẩn gây bội nhiễm trong quá trình thực hiện.
– Gây tê: Giảm đau, giảm sự khó chịu cho mọi người trong khi bác sĩ thao tác.
– Ghép xương/nhổ răng: Đối với những người bị tiêu xương, ghép xương phải đợi khoảng 2-6 tháng mới có thể tiến hành cắm trụ implant.
– Cắm trụ Implant: Gắn trụ implant vào xương hàm và khâu lợi để tránh vi khuẩn tấn công và đợi trụ tương thích với xương.
– Lấy dấu răng: Dựa vào mẫu hàm để chế tác răng sứ phù hợp với kiểu dáng, kích thước răng toàn hàm.
– Phục hình răng sứ: Gắn sứ lên trên trụ bằng khớp nối Abutment và điều chỉnh để vị trí của răng đạt chuẩn.
– Hẹn lịch tái khám: Kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng và chất lượng của mão sứ.
4. Chăm sóc răng Implant
Chăm sóc răng sau khi trồng Implant sẽ góp phần cải thiện sức khỏe răng miệng và độ bền của răng. Cụ thể:
– Sau khi trồng răng từ 1-3 ngày, mọi người có thể sẽ gặp phải tình trạng sưng nề nhẹ, rỉ máu, đau nhẹ… Đây là hiện tượng bình thường và có thể xử trí bằng cách chườm đá, chườm ấm, cầm máu bằng bông y tế…
– Chỉ sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm, cầm máu… khi có sự chỉ định của bác sĩ.
– Vệ sinh răng đúng cách sau khi trồng implant bằng kem đánh răng có chứa Flour.
– Tránh chà xát quá mạnh vào nướu mà nên chải răng nhẹ nhàng, đều khắp các mặt và vệ sinh cả mặt lưỡi.
– Dùng chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước để vệ sinh vùng kẽ răng, làm sạch thức ăn, mảng bám,…
– Súc miệng kỹ bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng nhẹ nhàng.
– Cần tránh để thức ăn rơi vào vị trí cắm trụ đang đợi tương thích với xương hàm. Nên ăn nhai ở bên không thực hiện trồng răng cho tới khi hoàn tất quá trình phục hình.
– Uống đủ nước, ăn thực phẩm tươi xanh, lành mạnh để cải thiện hệ vi sinh vật trong khoang miệng.
– Tránh ăn thực phẩm quá dai cứng, từ bỏ các thói quen cắn móng tay, cắn nắp chai…
– Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có chứa cồn, chứa nhiều đường, có gas để tránh làm tổn thương răng miệng.
Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn về băn khoăn khi nào cần cấy implant. Tuy vậy, việc có thể thực hiện trồng răng được hay không còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ sau khi đã khám và xét nghiệm kỹ càng. Vì vậy, mọi người nên tới nha khoa để thực hiện kiểm tra, để bác sĩ có thể đưa ra các phương án xử trí phù hợp.