GIẢI ĐÁP: Hôi miệng cảnh báo bệnh gì? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Không ít người cho rằng, hôi miệng là vấn đề xuất phát từ việc vệ sinh cá nhân kém. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hôi miệng còn có thể là dấu hiệu thể hiện sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Vậy cụ thể hôi miệng cảnh báo bệnh gì, cùng tìm hiểu nhé!

1. Sơ lược về chứng hôi miệng

Chứng hôi miệng là chứng bệnh hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Nhìn chung, hôi miệng có thể bắt nguồn từ các vấn đề bên trong và bên ngoài miệng. Hôi miệng thường do vi khuẩn trên răng hay các mảnh vụn thức ăn ở trên lưỡi gây ra.

Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần lớn có thể kể đến do việc vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên thì cũng không loại trừ nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ các loại bệnh lý hay khi người bệnh bị khô miệng, các tuyến nước bọt không thể tạo đủ nước bọt để giữ cho miệng luôn ẩm ướt. Do đó, bạn nên thăm khám với nha sĩ từ sớm để có thể loại trừ bệnh nha chu đồng thời xác định bất cứ vấn đề nào có thể gây hôi miệng.

Có thể nói, hôi miệng là một chứng bệnh phổ biến, theo ước tính, hôi miệng có thể ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số.

Chứng hôi miệng là chứng bệnh hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng

Chứng hôi miệng là chứng bệnh hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng

2. Hôi miệng cảnh báo bệnh gì?

Một số mùi hôi đặc trưng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:

2.1. Hơi thở có mùi hôi và đốm trắng ở trên lưỡi – nấm men miệng

Bạn có thể bị nhiễm nấm men ở trên miệng, hay còn gọi là nấm Candida, bệnh xảy ra khi nấm men ở miệng có sự phát triển quá mức. Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm đau nhức ở miệng, nuốt khó hoặc bị nứt ở khóe miệng. Nếu như phải đeo răng giả vào buổi tối hoặc đang trải qua hóa trị, bị một căn bệnh miễn dịch, hen suyễn hay uống thuốc Steroid thì bạn cũng có nguy cơ bị đốm trắng ở trên lưỡi và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng cảnh báo bệnh gì? Hôi miệng có thể là dấu hiệu của nấm men miệng

Hôi miệng cảnh báo bệnh gì? Hôi miệng có thể là dấu hiệu của nấm men miệng

2.2. Hơi thở có mùi tanh – bệnh thận

Nếu như hơi thở có mùi tanh thì lúc này khả năng cao bạn có thể bị bệnh thận. Bởi thông thường, thận hoạt động với nhiệm vụ chính là loại bỏ độc tố khỏi máu bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi thận hoạt động không hiệu quả, chất thải không được lọc ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ khiến cho hơi thở có mùi tanh vì thận suy yếu và làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

2.3. Hơi thở có mùi chua – hội chứng không dung nạp Lactose

Nếu như hơi thở của bạn có mùi như sữa bị chua hoặc để lâu ngày, rất có thể bạn đã mắc chứng không dung nạp Lactose. Ngoài ra thì tình trạng này có thể đi kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn hay tiêu chảy. Do khi cơ thể không tiêu hủy protein sữa đúng cách có thể tạo mùi chua.

2.4. Tình trạng hơi thở nặng mùi theo mùa – dị ứng

Hơi thở nặng mùi theo mùa có thể là do bạn bị dị ứng. Bởi dịch nhầy có thể là môi trường lý tưởng cho vi trùng gây hôi miệng. Lúc này, nếu như bạn sử dụng một số loại thuốc dị ứng có thể càng làm tăng tình trạng khô miệng, khiến cho hơi thở ngày càng nặng mùi.

2.5. Hơi thở có mùi hôi thối – do thực phẩm

Nếu như hơi thở có mùi hôi thối nặng nề thì nguyên nhân có thể xuất phát từ thực phẩm bạn ăn. Thực phẩm có thể bị phân hủy trong miệng và có thể sản sinh ra mùi thối nếu như bạn không đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha để loại bỏ. Ngoài ra thì việc vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng

2.6. Hôi miệng có mùi như tã bẩn – Viêm amidan

Nếu như mùi hôi miệng giống như tã bẩn thì rất có khả năng bạn bị hôi miệng do viêm amidan. Lúc này, các loại vi khuẩn và mảnh vụn bị mắc kẹt trong amidan có thể tạo thành sỏi trong kẽ răng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho vi khuẩn tích tụ và tạo thành mùi hôi thối nghiêm trọng.

2.7. Mùi tanh hôi – ung thư phổi

Một số bệnh lý hôi miệng như viêm nhiễm phổi, viêm phế quản hay viêm khí quản mạn tính, áp xe phổi hay thậm chí là ung thư phổi đều có thể dẫn đến hôi miệng ở các mức độ khác nhau.

3. Hướng dẫn cách điều trị hôi miệng

Để điều trị hiệu quả hôi miệng, trước tiên bạn cần xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Với tình trạng hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý răng miệng thì bạn nên đến tìm đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám cũng như xác định chính xác tình trạng bệnh lý từ đó có phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng hôi miệng thì bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Ngoài ra, để phòng ngừa hôi miệng, chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện thêm một số biện pháp như:

– Đánh răng ngay sau bữa ăn

Tốt hơn hết, bạn nên đánh răng ít nhất là 2 lần/ngày đặc biệt là ngay sau bữa ăn để phòng ngừa hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các phương pháp khác như là súc miệng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

– Chải lưỡi

Lưỡi của bạn là nơi chứa nhiều vi khuẩn cũng như là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có thể phát triển do chứa các hạt thức ăn thừa tích tụ. Do đó, bạn nên chải lưỡi hàng ngày để có thể ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả. Những người có lưỡi trắng thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn đang phát triển quá mức, do đó, bạn cần làm sạch lưỡi để ngăn ngừa các loại bệnh lý răng miệng tái phát.

Đừng quên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ bạn nhé!

Đừng quên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ bạn nhé!

Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp “Hôi miệng cảnh báo bệnh gì”. Tuy hôi miệng không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để lâu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, làm giảm chất lượng cuộc sống. Đây cũng là lí do bạn nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh răng hàng ngày cũng như đừng quên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần với bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital