Giải đáp: Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào cho phù hợp?” là câu hỏi mà nhiều người bệnh thường thắc mắc và cần đi tìm lời giải đáp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc xung quanh vấn đề này.

1. Tổng quan về tình trạng đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể của con người. Cụ thể, dây kéo dài bắt đầu từ phần dưới thắt lưng tới các ngón chân, nó nhiệm vụ chi phối chức năng vận động và giúp nuôi dưỡng những bộ phận ở vùng cơ thể mà nó đi qua. Dây thần kinh tọa hay còn thường được gọi là dây thần kinh hông to.

Đau thần kinh tọa là tình trạng bị đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa. Tức là người bệnh sẽ cảm thấy sự khó chịu và đau nhức bắt dầu từ phần dưới thắt lưng kéo dài xuống tới cẳng chân và ngón chân. Mặc dù căn bệnh này chỉ gây đau đớn ở một bên dây thần kinh, tuy nhiên ảnh hưởng tới rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải. Đặc biệt, khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi đi lại và thường phân vân không biết được rằng đau thần kinh tọa có nên tập thể dục hay không.

Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào hiệu quả

Bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng bị đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa

2. Nguyên nhân gây nên bệnh đau thần kinh tọa là gì?

2.1. Bị thoát vị đĩa đệm

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh đau thần kinh tọa. Lúc này, nhân nhầy đĩa đệm ở các vị trí L5S1 và L4L5 sẽ thoát khỏi bao xơ, chèn ép trực tiếp và gây tổn thương tới dây thần kinh tọa, khiến cho người bệnh cảm thấy bị đau nhức.

2.2. Bệnh về xương khớp

Những bệnh lý về xương khớp như bệnh viêm đĩa đệm cột sống, hẹp ống sống, trượt đốt sống hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng,… cũng là những nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh tọa.

2.3. Gặp các chấn thương ở vùng thắt lưng trở xuống

Trong quá trình làm việc, luyện tập,… nếu chẳng may bạn bị chấn thương từ vùng thắt lưng trở xuống mà không điều trị kịp thời và dứt điểm thì cũng có thể dẫn tới bệnh đau thần kinh tọa.

2.4. Gặp tình trạng lão hóa do tuổi tác

Ở độ tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa sẽ diễn ra ngày càng nhanh chóng. Lúc này, xương khớp, đặc biệt là phần cột sống bị lão hóa sẽ dẫn tới nguy cơ bị đau thần kinh tọa. Và đây cũng là lý do mà bệnh đau thần kinh tọa thường xảy ra với những người cao tuổi.

2.5. Do thói quen hàng ngày

Thói quen đứng tại một chỗ hay đi lại quá nhiều, thói quen mang giày cao gót trong thời gian dài,… cũng góp phần gây nên tình trạng đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, làm công việc nặng nhọc hoặc khuân vác đồ nặng thường xuyên cũng sẽ khiến cho dây thần kinh tọa chịu tổn thương, gây ra các cơn đau dai dẳng.

giải đáp: Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào

Mang giày cao gót cũng là một nguyên nhân dễ dẫn tới căn bệnh này

3. Trả lời câu hỏi: Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào?

Thông thường, với người bị đau thần kinh tọa, nguyên tắc chung đó là duy trì việc tập luyện nhẹ nhàng, khoảng 20 – 30 phút/ngày, duy trì khoảng 4 – 5 ngày/tuần. Nếu người bệnh áp dụng đúng nguyên tắc này thì sẽ rất có lợi đối với công tác điều trị bệnh. Một số phương pháp vận động mà người bị đau thần kinh tọa có thể áp dụng đó là:

3.1. Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào? – Phương pháp đi bộ

Đây là một trong những bài tập được khá nhiều người bệnh lựa chọn, kể cả người khỏe mạnh. Theo các chuyên gia xương khớp, người bị đau thần kinh tọa có thể chọn lựa cách đi bộ để giúp cải thiện tình trạng đau nhức nếu họ đi với cường độ và thời gian hợp lý.

Theo đó, người bệnh có thể đi bộ với cường độ 50 – 60 bước/phút và trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút mỗi ngày thì vùng thắt lưng và cơ chân lúc này sẽ được tác động lực phù hợp, từ đó giúp giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh và cải thiện bệnh hiệu quả.

3.2. Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào? – Phương pháp bơi lội

Hoạt động bơi lội giúp mang tới nhiều lợi ích bất ngờ cho người bệnh bị đau thần kinh tọa. Trước hết, chúng ta đều biết bơi lội sẽ giúp tăng thể tích khoang phổi, từ đó giúp cho quá trình trao đổi khí diễn ra thuận lợi hơn, oxy sẽ được cung cấp nhiều hơn, và nhờ vậy người bệnh sẽ cảm thấy mạnh khỏe, phấn chấn hơn.

Ngoài ra, quá trình vận động trong khi bơi sẽ giúp tinh thần bạn được thư giãn, nhờ đó các áp lực tới những đốt sống cũng được thuyên giảm bớt, mức độ chèn ép lên dây thần kinh tọa được cải thiện đáng kể.

3.3. Phương pháp luyện tập Yoga giúp giảm đau thần kinh tọa

Khi bị bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh không thể thực hiện được những động tác kỹ thuật khó trong Yoga. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể thực hiện những tư thế nhẹ nhàng, đơn giản ví dụ như: tư thế tam giác, tư thế đứa trẻ, tư thế rắn hổ mang,… Các huấn luyện viên sẽ cân nhắc những bài tập vận động phù hợp với thể trạng và sức khỏe của người tập để giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe.

Bệnh nhân cần lưu ý tuyệt đối không lựa chọn các bài tập nặng, khó hay luyện tập quá sức để tránh làm cho các triệu chứng bệnh thêm nặng, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

tư vấn về bệnh đau thần kinh tọa

Hãy chú ý luyện tập thể thao đúng cách để giúp đảm bảo sức khỏe của mình

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề xung quanh căn bệnh đau thần kinh tọa cũng như biết cách luyện tập thể thao khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các giải pháp vận động phù hợp nhất cho sức khỏe của mình nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital