Giải đáp chi tiết: Mắc xương cá làm cách nào cho hết?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Hóc xương là một tai nạn ăn uống ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Trong đó, hóc xương cá có thể nói là tai nạn hóc xương phổ biến nhất. Đến thời điểm hiện tại, dân gian vẫn lưu truyền nhiều mẹo chữa hóc xương cá được cho là rất hiệu quả. Thực tế, không phải mẹo nào trong số những mẹo đó cũng hữu dụng. Vậy, mắc xương cá làm cách nào cho hết? Đọc ngay bài viết chia sẻ sự nguy hiểm của việc chữa hóc xương cá sai cách và một số cách chữa hóc xương cá đúng sau đây của Thu Cúc TCI, bạn nhé!

1. Chữa hóc xương cá sai cách nguy hiểm như thế nào?

Trước khi đến các cơ sở y tế, nhiều bệnh nhân đã thử các mẹo chữa hóc xương cá được truyền miệng trong dân gian như: Nuốt cơm, nuốt rau, nuốt chuối; ngậm vỏ cam, ngậm vỏ bưởi; uống nước;… Thậm chí nhiều bệnh nhân còn áp dụng các phương pháp rất thần bí như: Đảo đầu đũa trên bàn ăn, xoay cành cây trên lối đi, vẽ bùa lên cổ,…

Trên thực tế, ngoại trừ những trường hợp hóc xương cá nhỏ và xương cá hóc ở vị trí đơn giản, các phương pháp: Nuốt cơm, nuốt rau, nuốt chuối; ngậm vỏ cam, ngậm vỏ bưởi; uống nước,… không đem lại hiệu quả chữa hóc xương cá như mong muốn. Riêng các phương pháp chữa mẹo kiểu: Đảo đầu đũa trên bàn ăn, xoay cành cây trên lối đi, vẽ bùa lên cổ,… thì hoàn toàn phản khoa học.

Nuốt cơm là một trong những cách chữa hóc xương cá dân gian quen thuộc.

Một trong những cách chữa hóc xương cá dân gian quen thuộc là nuốt cơm.

Áp dụng các phương pháp trên cho những trường hợp hóc xương lớn, xương cá hóc ở vị trí phức tạp, có thể làm xương cá đâm vào họng sâu hơn hoặc rơi xuống vị trí thấp hơn. Thực tế, từng có nhiều bệnh nhân hóc xương cá to, nhọn,… áp dụng các phương pháp chữa hóc xương cá dân gian và bị thủng động mạch, áp-xe trung thất, áp-xe màng phổi,… Những bệnh nhân này tỉ lệ tử vong rất cao.

Tóm lại, xương cá rất dễ mắc. Các phương pháp dân gian chỉ hiệu quả với những trường hợp mắc xương cá nhỏ, xương cá mắc ở vị trí đơn giản. Những trường hợp còn lại, nếu chữa bằng các phương pháp dân gian, bệnh nhân có thể:

– Áp xe cục bộ.

– Tắc khí quản, ngạt thở dẫn đến tử vong.

– Thủng động mạch chủ.

– Thủng dạ dày, dẫn đến nhiễm trùng phúc mạc.

– Thủng ruột thừa, dẫn đến nhiễm trùng phúc mạc lan tỏa.

– Thủng ruột già, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng ổ bụng.

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Mắc xương cá làm cách nào cho hết?

2.1. Cách làm hết hóc xương cá đơn giản

Khi hóc xương cá, bạn cần ngừng nuốt ngay lập tức. Hầu hết chúng ta đều có thói quen cố gắng nuốt khi có dị vật trong cổ, việc này không thể làm xương trôi xuống mà chỉ làm xương đâm sâu hơn vào họng. Bên cạnh ngừng nuốt, bạn cần cố gắng nôn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, bạn không nên nôn quá nhiều, vì acid dạ dày có thể làm cháy thanh quản, gây phù nề và khó thở. Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không nên móc họng để nôn, việc này có thể đẩy xương xuống vị trí thấp hơn.

Theo chuyên gia, nếu xác định được xương cá bị hóc là xương nhỏ, bạn có thể ngậm một vài viên Vitamin C, có bán tại tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc. Vitamin C sẽ làm xương mềm hơn, tạo điều kiện để xương trôi xuống dễ dàng hơn. Nếu xương nằm ở những vị trí có thể nhìn thấy được như hạnh nhân khẩu cái, màn hầu hay thành sau họng thì bạn hoàn toàn có thể dùng kẹp y khoa để gắp xương ra.

Giải đáp chi tiết thắc mắc: Mắc xương cá làm cách nào cho hết?

Khi bị hóc xương cá, bạn có thể ngậm một vài viên Vitamin C.

Theo dõi xem còn cảm giác đau hay vướng khi nuốt nước bọt hay không. Nếu cảm thấy xương vẫn còn mắc trong họng, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và xử lý cho bạn.

2.2. Lưu ý sau khi hết hóc xương cá

Khi xương cá đã trôi xuống, dạ dày sẽ tiêu hóa và đào thải nó qua đường đại tiện. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, ngay cả khi đã trôi xuống dạ dày, trước đó, nó vẫn có thể đâm thủng động mạch chủ, thực quản, làm áp xe vùng trung thất,…, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Vi thế, khi có các dấu hiệu dưới đây, bạn cũng cần đến các cơ sở y tế uy tín ngay: Đau, châm chích vùng cổ họng; nghẹn, khó nuốt, đau khi nuốt; ho nhiều hoặc ho, khạc ra máu; đau tăng mạnh, ngực sưng, cổ phù nề, không thể ăn uống,…

3. Cách dự phòng nguy cơ hóc xương cá hiệu quả là gì?

Chuyên gia cũng khuyến cáo thêm cách hạn chế hóc xương cá trong khi ăn uống là:

– Gỡ xương trước khi cho cá vào miệng, không cho cả miếng cá vào miệng rồi dùng lưỡi và răng gỡ xương.

– Nên ăn cá riêng và cơm riêng, tránh trộn lẫn cá với cơm rồi nhai.

– Không vừa cười vừa ăn, vừa nói vừa ăn.

– Nhai chậm và kỹ trong quá trình ăn.

Nếu cảm thấy xương vẫn còn mắc trong họng, hãy đến các cơ sở y tế uy tín.

Hãy đến các cơ sở y tế uy tín nếu cảm thấy xương vẫn còn mắc trong họng.

Tóm lại, hóc xương cá là một “tại nạn” phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Chữa hóc xương cá sai cách có thể dẫn đến nhiều “hiểm họa” như áp xe cục bộ, tắc khí quản, thủng động mạch chủ, thủng dạ dày, thủng ruột thừa, thủng ruột già,… Khi bị hóc xương cá, bạn phải bình tĩnh. Đầu tiên, bạn có thể thử ngậm Vitamin C để làm xương cá mềm ra, tạo điều kiện cho xương cá trôi xuống dạ dày dễ dàng hơn. Nếu cách này không hiệu quả, đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được gắp xương cá bởi chuyên gia. Trước khi trôi xuống dạ dày, xương cá vẫn có thể làm tổn thương một số bộ phận trên được nó di chuyển. Ngay cả khi đã khỏi hóc, bạn vẫn cần theo dõi sát sao tình trạng cơ thể. Nếu thấy triệu chứng bất thường, thăm khám với chuyên gia ngay. Để dự phòng hóc xương cá, bạn nên ăn uống một cách từ tốn và thật cẩn thận.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi hóc xương cá làm cách nào cho hết. Hy vọng rằng với chúng, bạn sẽ biết phải xử trí như thế nào cho đúng đắn khi bị hóc xương cá. Để biết thêm các thông tin khác về vấn đề hóc xương cá, liên hệ Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital