Gan nhiễm mỡ nên kiêng gì để hồi phục

Tham vấn bác sĩ
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Xuân Thành

Bác sĩ Nội Khoa

Gan nhiễm mỡ nên kiêng gì và nên ăn gì để hỗ trợ phục hồi sức khỏe nhanh chóng và giảm biến chứng nguy hiểm.

1. Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

Gan là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Gan có chức năng lọc thải các chất độc hại và tham gia vào tiêu hóa thức ăn. Do vậy, gan bị thương tổn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan khác và sức khỏe người bệnh. Trong đó, gan nhiễm mỡ là bệnh khá phổ biến. Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo vượt quá ngưỡng cho phép trong gan. Vậy người mắc gan nhiễm mỡ nên kiêng gì và ăn gì để duy trì sức khỏe?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo quá ngưỡng cho phép

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo vượt quá ngưỡng cho phép trong gan.

2. Dấu hiệu nhận biết

Giai đoạn đầu, hầu hết người bệnh đều không có dấu hiệu rõ rệt. Chỉ qua thăm khám và siêu âm, xét nghiệm máu hay chụp cắt lớp bệnh mới được phát hiện. Một số trường hợp mắc gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện dấu hiệu như:

– Mệt mỏi

– Đau tức bụng, nặng vùng gan

– Vàng da, nôn, buồn nôn

3. Gan nhiễm mỡ điều trị nội khoa

3.1. Dùng thuốc trị gan nhiễm mỡ

Hiện tại rất ít thuốc điều trị gan nhiễm mỡ được cấp phép. Vitamin E là thuốc được khuyến cáo có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng gan ở những người không bị bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc khác nhằm kiểm soát các vấn đề liên quan.

3.2. Điều trị biến chứng

Nếu gan nhiễm mỡ chuyển biến nặng hơn, chẳng hạn như viêm gan mạn tính hay xơ gan, người bệnh cần áp dụng liệu trình điều trị bằng thuốc phù hợp. Nên sử dụng các loại thuốc giúp giảm quá trình phát triển bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.

3.3. Điều trị gan nhiễm mỡ ở người có bệnh lý nền

Một số người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa,  tim mạch… khi mắc gan nhiễm mỡ có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Do đó, người bệnh cần thực sự tập trung điều trị bệnh nền và bệnh gan, để hạn chế các tác động tiêu cực đến sức khỏe.

3.1. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Người bệnh mắc gan nhiễm mỡ nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Khi khám tại bệnh viện, người bệnh sẽ được thực hiện các biện pháp xét nghiệm, chẩn đoán bệnh như siêu âm, chụp MRI… giúp xác định chính xác bệnh.

4. Gan nhiễm mỡ ăn để hồi phục

4.1. Rau củ quả

Rau củ quả là những thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh gan nhiễm mỡ, có tác dụng hạ cholesterol trong máu cũng như tế bào gan. Trong đó, một số thực phẩm có tác dụng cụ thể là:

– Nấm hương: chứa nhiều chất làm giảm cholesterol.

– Lá sen: giảm mỡ máu, chống tích tụ mỡ trong tế bào gan.

– Rau cần: nhiều vitamin, làm mát gan, hạ cholesterol, thúc đẩy bài tiết chất thải và làm sạch huyết dịch

– Ngô: chứa acid béo không no, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo nói chung và cholesterol nói riêng.

– Những loại rau tươi bao gồm cải xanh, cải cúc, rau muống…

– Những loại củ quả như cà chua, dưa gang, dưa chuột, mướp đắng… giúp giải nhiệt, mát gan.

4.2. Dầu thực vật

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu đậu tương (trừ dầu dừa). Những loại dầu này có chứa nhiều acid béo không no, giúp giảm cholesterol. Sử dụng dầu thực vật giúp hạn chế các nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, duy trì sức khỏe ổn định và vóc dáng cân đối hơn.

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng mỡ động vật

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng mỡ động vật và nên sử dụng các loại dầu thực vật

4.3. Nhộng tằm và cá tươi

Nhộng tằm có tác dụng rất tốt, hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra cá tươi cũng được khuyến khích sử dụng. Cá tươi chứa nhiều protein, ít chất béo, vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa giúp gan giảm gánh nặng.

4.4. Các loại thảo dược thiên nhiên

Lá sen, a-ti-sô, trà xanh có tác dụng giảm lượng mỡ trong gan. Đồng thời, các loại thảo dược này còn giúp thanh nhiệt và chống tích tụ mỡ ở gan.

5. Gan nhiễm mỡ nên kiêng gì?

Mục đích điều trị bệnh là làm giảm lượng mỡ trong gan. Vậy người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng gì?

5.1. Chất béo và mỡ động vật

Mỡ động vật khi nạp vào cơ thể sẽ đi qua gan và bài tiết ra ngoài. Nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và mỡ động vật sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết được mỡ, dẫn đến tích tụ gây ra gan nhiễm mỡ. Người bệnh nên sử dụng dầu thực vật thay thế.

5.2. Thực phẩm nhiều cholesterol

Nội tạng động vật hay lòng đỏ trứng… có chứa lượng cholesterol cao. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm lượng chất béo trong gan.

5.3. Gan nhiễm mỡ nên kiêng gì: Thịt đỏ

Trong thịt đỏ có chứa rất nhiều protein, khi chuyển hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được thịt đỏ sẽ gây tồn đọng mỡ. Điều này khiến tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

5.4. Trái cây có lượng đường fructose cao

Hàm lượng đường cao là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt bệnh như tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ. Đường fructose chuyển hóa ở gan, do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng để giúp phòng tránh gan nhiễm mỡ tốt hơn.

5.5. Kiêng gia vị cay nóng

Các thực phẩm, đồ ăn cay nóng như gừng, ớt, tỏi, hồ tiêu… cần cẩn thận khi sử dụng. Các loại gia vị này sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, gây tích tụ chất béo. Tình trạng này làm bệnh ngày càng nặng hơn.

Gan nhiễm mỡ nên kiêng gì để phòng bệnh

Các loại gia vị cay, nóng sẽ làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.

5.6. Gan nhiễm mỡ nên kiêng gì: Các chất kích thích

Đây là nhóm thực phẩm cần kiêng tuyệt đối với người bị gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển từ bệnh gan nhiễm mỡ sang xơ gan, thậm chí ung thư gan. Bên cạnh đó, quá trình đào thải mỡ cũng như các chất độc hại trong rượu bia khiến gan phải hoạt động nhiều hơn. Do đó, người bệnh cần kiêng bia rượu để điều trị bệnh nhanh đạt hiệu quả.

Các chuyên gia khuyến cáo, người mắc bệnh gan nhiễm nên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần lưu ý xét nghiệm men gan và xét nghiệm đánh giá chức năng gan để có thể phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital