Đừng chủ quan với viêm tai giữa ở người lớn

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Mọi người thường biết viêm tai giữa dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên thực tế căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cần biết gì và làm gì với viêm tai giữa người lớn?

1.Vì sao người lớn cũng có thể mắc viêm tai giữa?

Tỷ lệ mắc viêm tai giữa ở người lớn tuy không cao bằng trẻ nhỏ, nhưng cũng phức tạp và khó lường không kém. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan bệnh lý về tai này.

1.1. Cơ chế hình thành bệnh viêm tai giữa người lớn

Tai được cấu tạo gồm 3 phần chính: Tai ngoài, tai giữa, và tai trong. Trong đó, tai giữa là phần quan trọng bậc nhất, vì mang chức năng truyền tải âm thanh.

Viêm tai giữa thuộc nhóm các bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đối tượng, nhưng phổ biến ở trẻ em. Viêm tai giữa được hình thành khi bộ phận này có vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm và tích tụ chất dịch. Tùy mức độ bệnh mà có thể chia thành viêm cấp tính và viêm mạn tính. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm thành liệt mặt, áp xe não, viêm màng não,… Nghiêm trọng hơn các biến chứng này có thể gây tử vong.

Vì sao người lớn cũng có thể mắc viêm tai giữa?

Tỷ lệ mắc viêm tai giữa ở người lớn tuy không cao bằng trẻ nhỏ, nhưng khó lường không kém

1.2. Viêm tai giữa người lớn xảy ra do đâu?

Không còn nghi ngờ về mức độ phổ biến của căn bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên những người có dấu hiệu sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn mức bình thường:

– Người bị viêm đường hô hấp, viêm amidan, cúm,…

– Vệ sinh tai không sạch sẽ, vệ sinh sai cách

– Để nước vào trong tai

– Người hút thuốc lá thụ động hoặc chủ động

– Người bị dị ứng theo mùa

– Người dễ cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng bệnh nhân mà phác đồ điều trị sẽ được thay đổi cho phù hợp.

So sánh viêm tai giữa ở người lớn và trẻ em

Vệ sinh tai sai cách là nguyên nhân gây viêm tai

2. So sánh viêm tai giữa ở người lớn và trẻ em

Do sự khác nhau về thể chất, nguyên nhân gây bệnh, các biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn cũng có nhiều khác biệt.

Yếu tốViêm tai giữa ở người lớnViêm tai giữa ở trẻ em
Biểu hiện– Đau tai: Đau một hoặc cả hai tai, kèm theo cảm giác nhói và giật giật

– Cơn đau lan quanh đầu

– Tai tê cứng, sưng nóng

– Sốt

– Ù tai

– Thính lực giảm sút

– Có dịch tai chảy ra

– Tai có cảm giác ọc ọc

– Đau họng

– Sốt cao 39-40 độ

– Quấy khóc, bỏ ăn

– Nôn mửa

– Co giật nếu không hạ sốt kịp thời

– Trẻ lắc đầu liên tục, cho tay trong tai

– Kêu đau tai

– Đi ngoài phân lỏng

– Trằn trọc khó ngủ

– Nghiêng đầu một bên

– Chảy dịch mủ tai

Phòng ngừa– Vệ sinh tai nhẹ nhàng đúng cách

– Không chà xát mạnh làm tổn thương tai

– Giữ tai khô thoáng, không để nước vào tai

– Tránh nước bẩn vào tai

– Tránh xa thuốc lá, rượu bia

– Điều trị triệt để các bệnh lý về tai mũi họng

– Khi có dấu hiệu, đến ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn

– Không tự ý điều trị tại nhà

– Vệ sinh tay cho trẻ

– Cách xa trẻ với các đồ vật bẩn

– Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng thời điểm

– Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, đúng cách

– Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

– Tránh để nước, sữa lọt vào tai trẻ

– Giữ trẻ xa khỏi khói thuốc lá

– Đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám khi có dấu hiệu bất thường

Cơ chế hình thành bệnh viêm tai giữa người lớn

Hình ảnh mô phỏng bệnh viêm tai giữa

3. Điều trị viêm tai giữa người lớn như thế nào?

Cách chữa trị bệnh viêm tai giữa phụ thuộc vào tình trạng và giai đoạn phát triển bệnh. Có 3 giai đoạn gồm:

– Giai đoạn sưng huyết

– Giai đoạn ứ mủ

– Giai đoạn vỡ mủ

Khi tới cơ sở y tế, bệnh nhân bước đầu được kiểm tra để chẩn đoán tình hình. Phương pháp khám phổ biến là soi tai và màng nhĩ. Sau đó bác sĩ tầm soát khả năng tụ dịch trong tai và chức năng hoạt động của màng nhĩ. Khi có kết quả khám, tùy vào mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh nhân trong giai đoạn sưng huyết sẽ được điều trị nội khoa với thuốc kháng sinh, chống viêm corticoid hoặc non-steroid, thuốc chống phù nề, giảm đau, hạ sốt cho tới khi các triệu chứng tiêu biến dần.

Bệnh nhân viêm tai giữa ứ mủ được chỉ định trích rạch màng nhĩ và dùng các loại thuốc đặc trị tương tự giai đoạn sưng huyết.

Với người mắc viêm tai giữa ở giai đoạn vỡ mủ, việc điều trị gặp khó khăn hơn rất nhiều. Bác sĩ có thể chỉ định thông ống tai kèm các biện pháp chuyên sâu khác.

Dù là biện pháp gì, bệnh nhân cũng cần phối hợp và tin tưởng vào bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Tóm lại, tuy không phổ biến, nhưng viêm tai giữa khiến người trưởng thành không thể chủ quan. Mỗi người cần có ý thức kiểm tra sức khỏe sớm, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và phát hiện bất thường kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital