Đừng chủ quan với tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc có thể làm tăng 34% nguy cơ mắc bệnh mạch vành, 33% nguy cơ đột quỵ và 26% nguy cơ suy tim. Cùng tìm hiểu về dạng tăng huyết áp này trong bài viết sau đây. 

1. Thế nào là tăng huyết áp tâm thu đơn độc?

Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa là trị số huyết áp cao nhất đo được khi tim co bóp và bơm máu vào tuần hoàn. Đây là một trong 2 trị số huyết áp, bên cạnh huyết áp tâm trương (huyết áp khi tim nghỉ ngơi). Huyết áp của một người được cho là bình thường khi ở mức 120/80mmHg.

Trong các loại tăng huyết áp, huyết áp tâm thu tăng đơn độc là dạng phổ biến nhất ở người cao tuổi. Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, đây là tình trạng trị số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng140 mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn dưới 90 mmHg. 

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là bệnh gì?

Nếu trị số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn < 90 mmHg thì là trường hợp huyết áp tâm thu tăng đơn độc.

2. Tăng huyết áp tối đa đơn độc có nguy hiểm không?

Huyết áp tâm thu tăng đơn độc là dạng khá hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp tâm thu làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do các bệnh lý tim mạch. Cụ thể, tình trạng huyết áp tâm tăng thu đơn độc làm tăng 34% nguy cơ mắc bệnh mạch vành, 33% nguy cơ đột quỵ và 26% nguy cơ suy tim.

Do vậy, việc điều trị việc phát hiện và điều trị sớm loại tăng huyết áp này có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng ngừa các bệnh lý tim mạch và nguy cơ tử vong.

Các nghiên cứu cho thấy, nếu giảm 10 mmHg huyết áp tâm thu thì có thể giảm tới 20% biến cố tim mạch, giảm 17% nguy cơ mắc bệnh mạch vành, 17% trường hợp đột quỵ, 18% ca suy tim suy tim và 13% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

3. Nguyên nhân khiến huyết áp tâm thu tăng đơn độc là gì?

3.1 Tăng huyết áp tâm thu đơn độc nguyên phát

Ở người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp dạng này là do sự suy giảm tính đàn hồi của hệ thống động mạch. Quá trình lão hóa làm tăng độ cứng của cơ trơn thành động mạch, gây rối loạn chức năng nội mô, phóng thích chất gây viêm. Điều này khiến động mạch không còn nhạy cảm với các chất giãn mạch tự nhiên do cơ thể tiết ra nữa.

Lúc này, thành mạch trở nên xơ cứng và dày hơn, kích thước lòng mạch thu nhỏ lại làm tăng áp lực dòng máu đi qua động mạch. Đó là lý do vì sao huyết áp tâm thu tăng lên nhưng huyết áp tâm trương vẫn bình thường.

Huyết áp tâm thu tăng đơn độc do nguyên nhân nào?

Huyết áp tâm thu tăng đơn độc là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi.

3.2 Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thứ phát

Thực tế, huyết áp tâm thu có thể tăng thứ phát do những tình trạng sau:

– Cường giáp

– Bệnh lý tuyến yên, tuyến cận giáp 

– Bệnh thận cấp tính hoặc mạn tính, bao gồm các bệnh viêm cầu thận, viêm thận mô kẽ, suy thận, thận ứ nước, thận đa nang, hẹp động mạch thận, sỏi thận,…

– U tủy thượng thận

– Hội chứng Conn

– Hẹp eo động mạch chủ

– Chứng ngưng thở khi ngủ

– Nhiễm độc khi mang thai

– Bệnh viêm động mạch Takayasu

– Rối loạn tâm thần

– Thuốc: Thuốc kháng viêm non- steroid, thuốc tránh thai, corticoid, thuốc cảm cúm hoặc thuốc nhỏ mũi, dược liệu cam thảo…

Việc xác định sớm và đúng nguyên nhân tăng huyết áp tối đa đơn độc thứ phát rất quan trọng đối với việc điều trị, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân còn trẻ (dưới 30 tuổi), tăng huyết áp kháng trị, tiến triển hoặc ác tính.

4. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc loại tăng huyết áp này

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng dưới đây là những nhóm người có nguy cơ cao mắc loại tăng huyết áp này là:

– Người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu

– Người có mức lọc cầu thận dưới 60 mL/phút hoặc microalbumin niệu 

– Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm (nam giới trước 55 tuổi, nữ giới trước 65 tuổi)

– Người thừa cân, béo phì

– Người thường xuyên hút thuốc lá hay thuốc lào

– Người ít vận động

– Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo, uống bia rượu thường xuyên, ăn ít hoa quả, rau xanh

– Người thường xuyên stress hoặc căng thẳng tâm lý

5. Người trẻ và trung niên có thể mắc bệnh không?

Tại Mỹ, ước tính tỷ lệ mắc loại tăng huyết áp này ở người 18 – 39 tuổi là 1,8%, ở độ tuổi 40 – 59 tuổi là 6%. Ở người trẻ, huyết áp tâm thu tăng chủ yếu ở động mạch ngoại biên thay vì động mạch trung tâm. Do vậy, bệnh nhân trẻ tuổi có thể mắc bệnh này nhưng huyết áp trung tâm thấp có ít nguy cơ tiến triển tăng huyết áp cần điều trị.

Cùng với sự thay đổi của lối sống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì và hội chứng chuyển hóa, tỷ lệ người trẻ mắc tăng huyết áp dạng này có thể sẽ tăng nhiều hơn.

Điều trị tăng huyết áp tối đa đơn độc như thế nào?

Tùy thuộc vào mức huyết áp, các nguy cơ biến chứng và mức độ tổn thương cơ quan đích nếu có, các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định các thuốc kiểm soát huyết áp phù hợp.

6. Điều trị thế nào khi huyết áp tâm thu tăng đơn độc?

Tùy thuộc vào mức huyết áp, các nguy cơ biến chứng và mức độ tổn thương cơ quan đích nếu có, các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định các thuốc kiểm soát huyết áp phù hợp.

Để đạt hiệu quả, đa số bệnh nhân cần phối hợp hai hoặc nhiều loại thuốc. Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đơn và tuân thủ đơn thuốc để đạt hiệu quả cao.

Trong các thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu giống thiazide và thuốc chặn canxi là lựa chọn ưu tiên dùng điều trị cho các bệnh nhân có huyết áp tâm thu tăng đơn độc. Sau đó là thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II. 

Một lưu ý quan trọng trong việc điều trị huyết áp tâm thu đơn độc là không làm cho huyết áp tâm trương giảm xuống quá thấp để tránh mắc phải các biến chứng nguy hiểm khác.

Trên đây là những thông tin về bệnh tăng huyết áp tối đa đơn độc, hi vọng đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn về căn bệnh này. Các thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa. Nếu thấy huyết áp tăng cao hoặc các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital