Hiện nay, tật dính thắng lưỡi ở trẻ đã được các phụ huynh quan tâm và biết đến nhiều hơn, thường phát hiện và điều trị ngay từ khi còn trong giai đoạn sơ sinh, những tháng đầu đời. Nhưng trước đây do chưa biết nhiều đến tật này nên đến nay còn một vài trường hợp trẻ lớn rồi cha mẹ mới phát hiện do ảnh hưởng đến chức năng giao tiếp. Vậy những trường hợp trẻ lớn bị dính thắng lưỡi phải làm sao?
Menu xem nhanh:
1. Phát hiện con dính thắng lưỡi do nói ngọng, khó nuốt
Bé N.P.L.Đ (10 tuổi) là một trong số ít ỏi những bệnh nhi ở độ tuổi này đến với Thu Cúc TCI để điều trị dính dây thắng lưỡi.
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một dị tật bẩm sinh thuộc thể nhẹ do dây thắng lưỡi (lớp màng niêm mạc mỏng dưới lưỡi) bị ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Thông thường, thắng lưỡi (phanh lưỡi) có nhiệm vụ hạn chế lưỡi chỉ cử động trong khoảng không gian nhất định, phù hợp với cấu trúc của vòm miệng mỗi người. Nhờ vậy mà việc ăn uống, phát âm, nói thành tiếng tròn vẹn trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.
Thông thường hiện nay, hầu hết các bé sẽ được khám và phát hiện ngay sau khi sinh hoặc trong những tháng đầu thai kì, khi mà bé đi tiêm chủng, khám định kỳ hoặc có biểu hiện khó bú, bú kém… Tuy nhiên cũng có những trường hợp dính thắng lưỡi nhẹ nên phát hiện muộn hơn.
Đối với những trường hợp bé lớn, phát triển khả năng nói như L.Đ thì việc bé bị dính dây thắng lưỡi đã gây nên tình trạng nói ngọng, phát âm bẹt và trở nên tự ti khi giao tiếp và học tập. Không chỉ vậy, càng ngày dây thắng lưỡi bị dính càng làm bé cảm thấy khó chịu, thậm chí hơi đau khi uống nước và cố nuốt thức ăn. Đây cũng chính là lý do gia đình đã đưa bé đến khám và phát hiện tật.
2. Điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ lớn có gì khác?
Dù là còn trong giai đoạn sơ sinh hay đã lớn, nếu bé bị mắc tật này thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với các bé sơ sinh, việc điều trị tật dính thắng lưỡi thường phụ thuộc vào mức độ dính của trẻ. Ở mức độ nhẹ, có thể chỉ cần theo dõi, nếu tình trạng không tiến triển thêm thì không cần thực hiện cắt. Ở mức độ nặng, bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật cắt thắng lưỡi để tránh ảnh hưởng đến phát âm và ăn uống của bé sau này.
Có 4 mức độ dính thắng lưỡi bao gồm:
– Mức độ 1: Chiều dài thắng lưỡi trong khoảng 12 – 16mm. Đầu lưỡi trẻ vẫn có thể chạm được vào vòm khẩu cái cứng và đưa được sang hai bên.
– Mức độ 2: Chiều dài thắng lưỡi trong khoảng 8 – 11mm. Chuyển động của đầu lưỡi hạn chế, trẻ không thể chạm vào vòm khẩu cái cứng.
– Mức độ 3: Chiều dài thắng lưỡi trong khoảng 3 – 7mm. Đầu lưỡi chuyển động rất khó và gần như lưỡi trẻ dính chặt vào sàn miệng.
– Mức độ 4: Chiều dài thắng lưỡi nhỏ hơn 3mm. Tình trạng này được gọi là dính thắng lưỡi hoàn toàn.
Trường hợp các bé lớn như bé L.Đ, 10 tuổi mới phát hiện bị dính thắng lưỡi thường là ở mức độ nhẹ nên vẫn có thể phát âm, nhưng bị ngọng không sửa được. Chính vì ở độ tuổi này, thắng lưỡi bị dính gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của trẻ nên hầu hết, bác sĩ sẽ chỉ định cắt dây thắng lưỡi để loại bỏ triệt để những ảnh hưởng này.
3. Những loại phẫu thuật cắt dây thắng lưỡi cho trẻ
Hiện nay việc phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ có thể thực hiện đơn giản và hiệu quả bằng 2 cách: Cắt bằng máy đốt điện hoặc cắt bằng dao Plasma. Mỗi loại sẽ có những điều kiện và sự phù hợp nhất định cho từng độ tuổi của bé.
Khi được chẩn đoán bị dính thắng lưỡi và có chỉ định cắt, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp áp dụng gây tê hoặc gây mê để cắt thắng lưỡi cho trẻ, giúp hạn chế sang chấn, kết quả và giúp trẻ thực hiện các chức năng bú, nuốt, nói tốt hơn.
3.1 Cắt dính thắng lưỡi ở trẻ bằng dao đốt điện
Đây là phương pháp được bác sĩ tư vấn cho trường hợp cắt thắng lưỡi của bé L.Đ. Cắt bằng dao điện thường áp dụng cho những trẻ lớn, có thể chủ động hành vi và biết hợp tác với bác sĩ. Ở phương pháp này, bệnh nhi chỉ cần gây tê trước khi thực hiện.
Cắt dính thắng lưỡi ở trẻ khá đơn giản và có thể thực hiện ngay tại cơ sở răng hàm mặt. Sau khi dùng dao đốt điện cắt phần thắng lưỡi bị dính, bác sĩ sẽ khâu lại và dặn dò cách chăm sóc tại nhà cho trẻ đến khi hồi phục, ngay sau đó trẻ đã có thể về nhà và sinh hoạt bình thường. Nhưng điểm cần lưu ý ở những trẻ đã lớn là vết thương thường lâu lành hơn vì thắng lưỡi đã phát triển, có nhiều mạch máu và do trẻ thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với bạn bè trong quá trình học tập. Thời gian vết cắt lành hoàn toàn có thể là 1 -2 tuần sau phẫu thuật.
Một số ưu điểm của cắt thắng lưỡi bằng dao đốt điện:
– Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ trong khoảng 5 – 10 phút.
– Ít chảy máu hoặc gần như không chảy máu.
– Thực hiện ngoại trú và được ra viện ngay sau khi thực hiện xong thủ thuật.
– Sau thủ thuật trẻ có thể ăn uống bình thường.
3.2 Cắt dính thắng lưỡi ở trẻ bằng dao Plasma:
Đây là phương pháp thường được áp dụng đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa biết phối hợp và chưa tự chủ hành đồng tháng tuổi. Bé sẽ được bác sĩ gây mê với một lượng thuốc mê rất ít, phù hợp với thể trạng bé và hoàn toàn không gây biến chứng hay ảnh hưởng gì sau này, để việc phẫu thuật tiến hành dễ dàng và an toàn hơn. Đối với trường hợp trẻ còn nhỏ, sơ sinh, việc cắt thắng lưỡi sẽ hồi phục rất nhanh vì phần thắng lưỡi có rất ít mạch máu, vẫn là 1 màng mỏng niêm mạc.
Một số ưu điểm của cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma:
– Thực hiện nhanh chóng chỉ trong vài phút
– Nhiệt lượng thấp, hạn chế tổn thương xâm lấn tới các mô kế cận
– Có khả năng hàn mạch ngay lập tức nên gần như không chảy máu
– Bé có thể bú mẹ ngay sau khi cắt mà không có trở ngại gì
– Thời gian hồi phục nhanh chóng, chăm sóc bé dễ dàng
Tật này không có khả năng tái phát nên các vấn đề, biểu hiện, triệu chứng, ảnh hưởng của dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ đều sẽ được giải quyết triệt để sau khi cắt thắng lưỡi. Hiện nay việc thăm khám và cắt thắng lưỡi cho trẻ đã rất phổ biến và đơn giản, trẻ càng nhỏ thời gian hồi phục, lành vết cắt càng nhanh. Vậy nên để tránh các ảnh hưởng về phát âm hay hoạt động ăn uống, nạp dinh dưỡng hàng ngày của trẻ sau này, cha mẹ nên chú ý các biểu hiện bất thường ở trẻ và thăm khám bác sĩ từ những tháng đầu đời để có biện pháp điều trị sớm.