Điều trị u tuyến yên cần được tiến hành ngay khi phát hiện bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới.
Menu xem nhanh:
1.Triệu chứng của người bệnh u tuyến yên
U tuyến yên là bệnh lý do các tế bào ở tuyến yên phát triển một cách bất thường. Khối u ở tuyến yên phần lớn là các u lành tính. Dù bệnh chỉ giới hạn trong tuyến yên và không lây lan, song u ở tuyến yên vẫn có thể gây rối loạn chức năng tuyến. Thậm chí với những khối u có kích thước nhỏ dưới 1cm, vẫn có thể gây mệt mỏi rối loạn kinh nguyệt, vô sinh…
Sự xuất hiện của khối u ở tuyến yên khiến cơ quan này phải hoạt động quá mức. Từ đó, lượng hormone ở tuyến yên cũng bị sản xuất ra nhiều. Tùy vào kích thước, mức độ, loại hormone khối u tiết ra…triệu chứng bệnh ở mỗi người cũng không giống nhau.
– Dư thừa hormone tuyến giáp
Trường hợp dư thừa hormone kích thích tuyến giáp sẽ dẫn tới tình trạng tuyến nội tiết này sản xuất ồ ạt Thyroxine, gây cường giáp. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình chuyển hóa cơ thể bị ảnh hưởng.
Cơ thể người bệnh lúc này sẽ xuất hiện hàng loạt dấu hiệu như: căng thẳng, tụt cân nhanh, đau cơ bắp.
– Hormone GH (tăng trưởng) bị dư thừa
Tình trạng khối u ở tuyến yên kích thích, sản xuất hormone tăng trưởng quá mức. Từ đó, bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng như tê bì mặt, mồ hôi toát liên tục, yếu cơ, đau đầu…
– Hormone tuyến thượng thận (ACHT) dư thừa
Tăng tiết hormone tuyến thận ACTH gây ra hội chứng Cushing. Triệu chứng này gồm: rạn ra ở nhiều vùng trên cơ thể, tăng cân, nhão cơ, tay chân nhỏ, bụng to.
Cũng có trường hợp gây suy giảm, mất chức năng sản xuất hormone và tuyến yên bị suy. Triệu chứng người bệnh gặp phải là: cơ thể suy nhược, chu kỳ kinh nguyệt không đều, chức năng tình dục bị suy giảm.
2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý u tuyến yên
Trên thực tế, u ở tuyến yên là khối u lành tính. Song, với nhiệm vụ quan trọng là sản xuất hormone điều hòa hoạt động cơ thể cùng vị trí nằm “đắc địa”, người bệnh có thể xuất hiện các tình trạng:
– Thị lực:
Thị lực bị giảm hoặc bị mấy do khối u tăng áp lực lên dây thần kinh.
– Hormone bị thiếu:
Hiện nay, việc cắt bỏ đi khối u ở tuyến yên được thực hiện một cách dễ dàng. Dù loại bỏ khối u, song điều này vẫn ảnh hưởng tới việc sản xuất hormone của tuyến yên. Người bị bệnh u tuyến yên vẫn phải sử dụng thuốc thay thế hormone vĩnh viễn.
– Xuất huyết, chảy máu ở tuyến yên:
Đây được xem là biến chứng hiếm gặp, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Nguyên nhân chính xác gây nên u ở tuyến yên vẫn chưa được làm sáng tỏ. Song theo các nhà khoa học, rối loạn các yếu tố di truyền cũng có thể khiến khối u ở tuyến yên xuất hiện.
Bên cạnh đó, độ tuổi và di truyền cũng là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Độ tuổi: Bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính. Người già cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc phải khối u tuyến yên.
– Gen: Gia đình có người vị tân sinh đa tuyến nội tiết tố, có bệnh liên quan tới nội tiết tố… cũng dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
3. Điều trị u ở tuyến yên bằng những phương pháp nào?
Y học hiện đại ngày càng phát triển, việc điều trị u tuyến yên cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Những phương pháp điều trị bệnh có thể kể tới như: phẫu thuật, xạ trị, thay thế hormone…
Tuy nhiên trước đó, người bệnh sẽ tiến hành làm xét nghiệm, thăm khám lâm sàng. Dựa trên kết quả có được, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Mục đích của việc điều trị là làm giảm biểu hiện, hạn chế biến chứng cho bệnh nhân.
3.1 Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc được bác sĩ dùng trong điều trị bệnh phải kể tới như:
– Dùng Bromocriptine, Cabergoline để làm tăng prolactin
– Dùng Pegvisomant hoặc Octreotide, mục đích làm tăng hormone tăng trưởng
3.2 Điều trị u tuyến yên bằng phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đối với trường hợp khối u của người bệnh phát triển lớn, bệnh tiến triển xấu.
Nội soi loại bỏ khối u qua xoang mũi và thông qua việc tiếp cận xuyên sọ là 2 phương pháp phẫu thuật hiện nay.
– Nội soi bỏ khối u qua xoang mũi: Có thể dễ dàng loại bỏ khối u thông qua mũi, xoang mũi. Ưu điểm của phương pháp này là không có vết cắt, không để lại sẹo. Tuy nhiên với những khối u lớn, việc nội soi bỏ khối u khó thực hiện, không thể xâm lấn.
– Thông qua việc tiếp cận xuyên sọ:
Thông qua phần trên của sọ và vết mổ ở phần da đầu và xượng sọ, khối u sẽ được loại bỏ một cách nhanh chóng. Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng tiếp cận những khối u có kích thước lớn, phức tạp. Song nhược điểm là có vết cắt ở khu vực tiến hành phẫu thuật.
3.3 Điều trị u tuyến yên bằng xạ trị
Tiến hành xạ trị có nghĩa là sử dụng chùm tia bức xạ bên ngoài chiếu vào, tiêu diệt các khối u.
Việc xạ trị cho bệnh nhân sẽ do y bác sĩ, kỹ thuật viên xạ trị, kỹ sư vật ý y học… thực hiện. Mục đích của phương pháp điều trị này nhằm loại bỏ, kiểm soát khối u cũng như hạn chế tác dụng phụ cho người bệnh.
Các kỹ thuật xạ trị u tuyến yên gồm có:
– Xạ phẫu:
Bệnh nhân sẽ được chụp CT mô phỏng để xác định vị trí, kích thước của khối u cũng như cơ quan lành cần bảo vệ. Tiếp đó các bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch xạ trị phù hợp cho người bệnh, tránh ảnh hưởng tới cơ quan lành xung quanh. Một số trường xạ phẫu có thể tiến hành trong vài phân liều (xạ trị lập thể).
Việc xạ phẫu/ xạ trị lập thể có thể được điều trị từ 1 – 5 phân liều.
– Xạ trị điều biến liều:
Tương tự với xạ phẫu, song quá trình xạ trị IMRT thường tiến hành trong khoảng thời gian 5 ngày/tuần, kéo dài từ 4-6 tuần.
– Xạ trị proton:
Khác với xạ phẫu hay IMRT, xạ trị proton sẽ dùng chùm tia proton để diệt tế bào ung thư chứ không phải chùm tia X. Tuy nhiên, kỹ thuật xạ trị này chi phí cao, ít phổ biến.
3.4 Hormone tuyến yên được thay thế
Việc thay thế diễn ra khi tuyến yên không đủ các loại hormone. Mục đích của phương pháp này nhằm duy trì lượng hormone trong cơ thể. Đặc biệt, điều trị u tuyến yên lâu dài và phải được theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
U tuyến yên phần lớn là bệnh lành tính, song vẫn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. Hãy tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh để được chữa trị sớm, hạn chế biến chứng xấu.