Điều trị trĩ dứt điểm là mong muốn của tất cả người bệnh. Vì bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới mọi hoạt động hằng ngày. Việc điều trị sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi nhận biết bệnh sớm, tìm ra đúng căn nguyên và tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ. Trong đó việc chủ động thăm khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ là vô cùng quant rọng.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết trĩ qua 4 triệu chứng thường gặp
Ở giai đoạn đầu mới hình thành búi trĩ thì các triệu chứng thường không rõ ràng và hiếm khi gây ra những khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện những triệu chứng điển hình như sau:
1.1. Đi ngoài ra máu
Đây là triệu chứng dễ bắt gặp nhất, thường là máu đỏ tươi có thể lẫn trong phân hoặc vương trên giấy vệ sinh khi lau chùi hậu môn. Giải thích cho việc bị trĩ ra máu lúc đi đại tiện là khi phân cứng đi qua hậu môn, cọ sát với búi trĩ nên gây chảy máu. Tuy nhiên đây không phải dấu hiệu chắc chắn vì nhiều người bệnh trĩ cũng có thể không có triệu chứng này.
1.2. Cảm giác vướng víu ở hậu môn
Búi trĩ hình thành ở vùng hậu môn như mẩu thịt thừa nhô ra nên có thể cảm thấy vướng vướng (với trĩ ngoại thì dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn). Búi trĩ mới hình thành tuy không to nhưng cũng tạo cảm giác nặng tức ở hậu môn kèm theo tình trạng mót rặn. Cảm giác vướng víu, khó chịu sẽ tỷ lệ với mức độ bệnh trở nặng do búi trĩ ngày một to.
1.3. Đau rát ở hậu môn
Đau rát ở hậu môn có thể chỉ xuất hiện cao điểm vào trong và sau khi đi vệ sinh, cũng có thể đau âm ỉ suốt cả ngày, nhất là khi ngồi một chỗ quá lâu. Những cơn đau làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
1.4. Hiện tượng sa búi trĩ
Đây là triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội. Búi trĩ có thể tự động sa ra ngoài mỗi lần đi vệ sinh (với trĩ độ 1, độ 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (với trĩ độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (với trĩ độ 4).
Sa trĩ độ 1, độ 2 ít gây ít phiền phức hơn còn từ độ 3 trở đi sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu kể cả khi đi, đứng và làm việc, đặc biệt, trĩ sa độ 4 sẽ ảnh hưởng trong mọi hoạt động hằng ngày.
Lưu ý: Các triệu chứng kể trên đều xuất hiện vào giai đoạn sớm của trĩ nhưng thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn hoặc người bệnh sẽ chủ quan coi là những khó chịu thông thường. Khi phát hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để trực tiếp tiến hành thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán bệnh chính xác để tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Có như vậy mới có thể thoát trĩ dứt điểm, trĩ càng để kéo dài việc điều trị càng phức tạp, nguy cơ tái phát càng cao.
2. Điều trị trĩ nên được tiến hành từ sớm
Trên thực tế, búi trĩ không thể tự khỏi mà còn ngày càng tiến triển phức tạp. Ở giai đoạn đầu mới hình thành bệnh, búi trĩ còn bé nên việc điều trị sẽ dễ dàng, cho hiệu quả tốt và hạn chế tỷ lệ tái trĩ.
Không chỉ vậy, khi trì hoãn việc điều trị, búi trĩ phình to kèm theo các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy và khó chịu ngày một nghiêm trọng, thậm chí là nguy cơ xuất hiện biến biến chứng, ảnh hưởng tới mọi hoạt động hằng ngày của người bệnh. Việc điều trị sớm sẽ giải quyết tất cả những vấn đề trên.
3. Phương pháp điều trị trĩ
Nguyên tắc của điều trị trĩ là dựa theo từng cấp độ/giai đoạn của bệnh mà sẽ có phương án điều trị cụ thể được chỉ định. Cụ thể:
– Giai đoạn đầu (nhẹ): Điều trị nội khoa kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt
– Giai đoạn cuối (nặng): Phải phẫu thuật cắt trĩ mới hết
3.1. Điều trị trĩ bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt
Phương pháp này được áp dụng với trĩ ngoại ở giai đoạn đầu, trĩ nội độ 1 và 2 khi búi trĩ mới hình thành, triệu chứng chưa rõ ràng và hầu như không gây ra những khó khăn cho người bệnh.
Người bệnh trĩ có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc uống (có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng cường thành tĩnh mạch,…) cùng các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ như giảm ngứa, giảm sưng,…
Lưu ý: Các thông tin về thuốc điều trị chỉ mang tính tham khảo. Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ từ loại thuốc, liều lượng, cách dùng chứ không tự ý mua thuốc.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
– Người bệnh trĩ cần bổ sung chất xơ, vitamin vào khẩu phần ăn hằng ngày. Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa cồn vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón.
– Uống đủ 2-3l nước mỗi ngày.
– Thay đổi thói quen đi cầu: Tư thế ngồi tốt nhất là ngồi xổm, không nên ngồi quá lâu, tránh việc rặn mạnh liên tục khi đại tiện khó.
– Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách và nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày nhất là sau mỗi lần đi đại tiện.
– Vận động điều độ, tốt nhất là nên đi bộ, tránh ngồi hoặc nằm nguyên 1 chỗ quá lâu.
3.2. Phẫu thuật điều trị trĩ
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp giúp triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ được chỉ định trong trường hợp trĩ trở nặng độ 3, độ 4. Lúc này, búi trĩ đã phình to gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh nên việc điều trị bằng thuốc đã không còn tác dụng mà chỉ có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.
Hiện nay, các phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn, ít đau như mổ trĩ Longo trở thành lựa chọn của đông đảo người bệnh. Mổ trĩ Longo với ưu điểm ít gây đau, tiến hành nhanh chóng chỉ khoảng 30 phút, mang đến hiệu quả cao, hạn chế biến chứng trong và sau mổ. Người bệnh hồi phục tốt và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
4. Xác định căn nguyên gây trĩ
Nhiều người bệnh trĩ có tâm lý đã điều trị xong, không còn các triệu chứng khó chịu nữa là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên trĩ là bệnh lý có nguy cơ tái phát rất cao. Người bệnh vẫn có khả năng “gặp lại” trĩ nếu không duy trì lối sống, cách sinh hoạt lành mạnh sau điều trị. Đặc biệt phải tìm ra được nguyên nhân dẫn đến trĩ để điều trị thì mới xử lý được tận gốc trĩ.
Nhiều trường hợp bị trĩ do táo bón thi cần có cách điều trị táo bón (bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống theo chỉ định). Người bị trĩ do ảnh hưởng của các bệnh lý khác như u vùng trực tràng, tiểu khung…thì cần điều trị ổn định các bệnh lý này.
Một lần nữa xin khẳng định, điều trị trĩ tốt nhất nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Để làm được điều đó, mỗi người cần chủ động thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ trĩ để được chỉ định phương án xử lý đúng cách.