Sỏi mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để bệnh kéo dài như: viêm túi mật, tắc nghẽn đường dẫn mật, ung thư túi mật… Vì thế sỏi mật cần được phát hiện sớm. Vậy có những cách nào điều trị sỏi mật hiệu quả?
Menu xem nhanh:
1. Điều trị sỏi mật và những phương pháp hiệu quả hiện nay
1.1. Điều trị sỏi mật bằng phương pháp nội khoa
Phương pháp nội khoa điều trị sỏi mật được áp dụng trong việc điều trị sỏi mật có kích thước nhỏ và vừa.
Điều trị sỏi mật bằng phương pháp nội khoa được chỉ định sử dụng trong điều kiện:
– Sỏi không lớn hơn 1cm
– Thể tích của tất cả sỏi trong túi mật không lớn hơn 1/3 thể tích túi mật
– Chức năng túi mật còn tốt, ống dẫn mật không bị tắc
– Bệnh nhân đang không trong quá trình sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm mỡ, thuốc dạ dày,…
Thuốc được khuyên dùng cho người có sỏi túi mật 6mm – 7mm. Với kích thước này được coi là những viên sỏi mới hình thành, dễ làm tan bằng các loại thuốc như thuốc chứa acid mật… Nên uống thuốc vào buổi chiều, vì buổi tối gan thường sản xuất ra dịch mật làm thúc đẩy quá trình tạo sỏi.
Điều trị sỏi mật bằng thuốc có thể kéo dài từ 2 tháng đến trên 1 năm, khả năng thành công là 35-60%. Phụ nữ phải tránh có thai trong khi dùng thuốc điều trị sỏi mật. Tránh trường hợp ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình chữa trị bệnh.
Sỏi mật có cấu tạo phức tạp và ở vị trí và hình dạng sỏi khác nhau. Hiện nay chưa có thuốc điều trị chung cho tất cả các loại sỏi. Sỏi cholesterol là dạng sỏi có thể được bào mòn bằng các thuốc có thành phần tương tự như acid mật.
1.2. Điều trị sỏi mật bằng phương pháp ngoại khoa
1.2.1. Điều trị ngoại khoa để tán sỏi
Điều trị sỏi mật bằng phương pháp Ngoại khoa thường được sử dụng khi người bệnh dùng thuốc uống không có hiệu quả. Khi đó, thuốc không có tác dụng làm tan sỏi như mong muốn.
Điều trị ngoại khoa để tán sỏi là cách sử dụng sóng xung kích để làm nhỏ viên sỏi rồi từ đó cơ thể sẽ đào thải mảnh vụn ra ngoài bằng đường tiểu. Sỏi mật đơn lẻ hay sỏi kẹt trong ống mật mà không thể lấy ra bằng phương pháp nội soi sẽ được áp dụng kỹ thuật này là rất phù hợp.
Phương pháp này chỉ sử dụng cho bệnh nhân gặp sỏi đơn không phải là sỏi chùm, sỏi canxi và có đường kính không lớn hơn 2cm, áp dụng ở người có chức năng đông máu bình thường, không có hiện tượng viêm túi mật hoặc viêm tụy, phụ nữ có thai không thể áp dụng phương pháp này.
1.2.2. Phẫu thuật
Điều trị sỏi mật bằng cách phẫu thuật là giải pháp dứt điểm nhất để chấm dứt tình trạng tái phát sỏi mật. Một số cách phẫu thuật hiệu quả nhất là phương pháp ERCP và cắt túi mật.
– Phương pháp ERCP (nội soi mật tụy ngược dòng) là cách gắp sỏi mật qua đường miệng được áp dụng khá phổ biến. Bác sĩ tiến hành đưa ống nội soi qua miệng và đẩy sỏi xuống dưới tá tràng, viên sỏi được đẩy ra ngoài cùng với phân.
– Phương pháp nội soi cắt túi mật được áp dụng với những người bị sỏi túi mật lớn hơn 6mm. Bác sĩ sẽ tạo những vết hở nhỏ từ 0.5 – 1cm ở bụng để đưa dụng cụ vào rồi từ đó nội soi và cắt bỏ phần túi mật, đưa sỏi ra ngoài.
2. Lưu ý về ăn uống sau khi điều trị sỏi mật
Không có quá nhiều sự khác biệt trong chế độ ăn sau mổ sỏi mật hay cắt túi mật so với người chưa phẫu thuật. Tuy nhiên trong những ngày đầu hậu phẫu, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ như cháo, súp rau củ để không tạo áp lực lên hệ thống san mật cũng như làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể được nhẹ nhàng hơn.
Thời gian khoảng 3 ngày sau khi phẫu thuật sỏi mật, người bệnh có thể ăn các thức ăn đặc hơn và tăng dần lượng thức ăn trong ngày. Tránh trường hợp ăn quá no trong một bữa, nếu thấy đói bạn có thể chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Lựa chọn thực phẩm và cách chế biến thực phẩm là hai yếu tố quan trọng. Việc chế biến thức ăn không đúng cách có thể làm tăng cholesterol và chất béo xấu trong món ăn, gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu cho người sỏi mật. Có một số mẹo hữu ích được chia sẻ áp dụng như:
– Hạn chế chiên rán thay vào đó là các món nướng, hấp, luộc.
– Đối với các món chiên nhiều dầu mỡ, dùng giấy thấm bớt dầu ở đồ ăn.
– Loại bỏ bọt chất béo khi chế biến các món hầm.
– Sử dụng ít dầu mỡ và gia vị khi nêm nếm, nấu ăn.
Đồng thời bạn nên lựa chọn thực phẩm tươi theo mùa, đảm bảo thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi để có hệ thống gan mật hoạt động tốt hơn.
Tùy theo tình trạng của bệnh mà bạn nên lựa chọn cách điều trị linh hoạt trong việc sử dụng kết hợp các bài thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị sớm ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi đó việc điều trị sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.