Điều trị rối loạn nhịp tim thế nào để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.
Menu xem nhanh:
1. Điều trị rối loạn nhịp tim: Sơ lược về rối loạn nhịp tim
1.1. Nhịp tim là gì?
Nhịp tim là số lần trái tim đập được trong một phút, được điều khiển bằng các xung điện điều hòa. Nhịp tim thường thấp khi bạn nghỉ ngơi và tăng lên khi bạn tập luyện thể dục thể thao hoặc lao động gắng sức.
Đối với người trưởng thành, sức khỏe bình thường, nhịp tim dao động từ 60 – 90 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên, chỉ số nhịp tim có thể tăng khi bạn lo lắng, hồi hộp hoặc khi bị sốt, vận động mạnh. Tình trạng nhịp tim tăng, giảm sẽ nhanh chóng trở lại bình thường nếu bạn không có vấn đề sức khỏe nào.
1.2. Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện điều khiển nhịp tim có những hoạt động bất thường. Điều này làm tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không theo tần suất nào.
Bên cạnh đó, do hệ thống dẫn truyền nhịp tim bị tổn thương dẫn tới rối loạn nhịp tim, khiến tim co bóp không đồng đều. Hiện tượng này làm suy giảm chức năng tim theo thời gian.
Nhịp tim bất thường có thể nhận thấy khi bạn nghỉ ngơi nhưng nhịp tim vẫn cao hơn 100 nhịp mỗi phút, hoặc thấp hơn 60 nhịp mỗi phút.
Tình trạng rối loạn nhịp có thể diễn ra chỉ chưa đến vài phút và xuất hiện thành từng đợt, không báo trước. Tuy nhiên, cũng có một số loại rối loạn nhịp tim kéo dài nhiều giờ, liên tục trong nhiều năm.
1.3. Nguyên nhân rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tình trạng đó có thể là do bất thường hoặc do bệnh lý về tim gây ra. Ngoài ra, rối loạn nhịp tim có thể do bệnh lý ở các cơ quan khác ảnh hưởng đến nhịp tim, chẳng hạn như bệnh lý tuyến giáp, suy thận…
Một số nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim chính là:
– Nút xoang hoạt động yếu
– Có ổ phát nhịp bất thường khác
– Có đường dẫn truyền bất thường
– Tổn thương hệ thống dẫn truyền
– Tổn thương cơ tim
– Rối loạn điện giải
– Do thuốc hoặc độc chất
– Do bất thường của cơ quan khác ảnh hưởng đến tim
1.4. Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn nhịp tim
Triệu chứng rối loạn nhịp tim rất đa dạng, với nhiều mức độ khác nhau. Những triệu chứng thường gặp gồm: Cảm giác hồi hộp, tim đập mạnh; khó thở, hụt hơi; ran ngực yếu sức… Các triệu chứng cần đặc biệt lưu ý vì có khả năng bị loạn nhịp nặng bao gồm: Đau ngực, đổ mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác gần ngất…
Biểu hiện nguy hiểm nhất khi bị rối loạn nhịp tim là bệnh nhân bị ngất xỉu (bị mất ý thức hoàn toàn). Đây là cảnh báo bệnh tim nặng và đáng lo ngại. Đồng thời có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng nếu ngất xỉu khi đang lái xe hoặc leo cầu thang.
Trong khi đó, có những bệnh nhân không nhận thấy triệu chứng gì, hoặc triệu chứng khá mơ hồ như mệt mỏi, khó chịu vùng ngực.
Có loại rối loạn nhịp tim hầu như không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như ngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất thưa. Tuy nhiên, có những loại loạn nhịp tim có thể làm suy giảm chức năng tim theo thời gian và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng hầu hết nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh nếu không điều trị sớm. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu trên, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2.Điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả bằng cách nào?
2.1. Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc
Ưu tiên hàng đầu khi điều trị rối loạn nhịp tim là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có tác dụng giảm tình trạng rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh) hiệu quả là:
Nhóm thuốc chống loạn nhịp: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn nhịp tim bất thường, gồm các thuốc: amiodarone, propafenone, dronedarone, sotalol…
Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ trợ như: Digoxin, Adenosine, giúp tăng sức co bóp cơ tim, giãn mạch, giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất, tăng thời gian để cơ tim phục hồi. Đồng thời làm giảm hoặc tăng tốc độ dẫn truyền xung điện trong tim.
Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng sử dụng mà bác sĩ chỉ định. Nếu sử dụng sai có thể gây ra các tác dụng phụ như: Làm cho tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn, dị ứng thuốc, sưng chân, sạm da, mắt mờ, ăn không ngon miệng, táo bón, tiêu chảy…
2.2. Phương pháp sốc điện
Phương pháp sốc điện chuyển nhịp sử dụng dòng điện để điều trị rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên phương pháp này cần có chỉ định của bác sĩ và thường được sử dụng khi hồi sức cấp cứu.
2.3. Sử dụng máy tạo nhịp tim
Xung điện điều khiển tim co bóp theo nhịp. Sử dụng thiết bị chạy bằng pin nhằm tạo tín hiệu điện đều đặn giống như tim khỏe mạnh. Nhờ đó bệnh nhân có thể duy trì nhịp tim ở tốc độ bình thường.
2.4. Sử dụng máy khử rung tim
Tương tự như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim có mục đích theo dõi nhịp tim và điều hòa nhịp tim, giúp tim đập bình thường trở lại.
2.5. Kết hợp chế độ sinh hoạt
Ngoài điều trị theo đúng liệu trình của bác sĩ, chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng. Tạo thói quen sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim. Theo đó, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều trái cây, ngũ cốc, chất béo rắn và không ăn quá mặn.
Thường xuyên tập thể dục, hạn chế uống rượu, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác. Đồng thời, duy trì cân nặng ổn định, kiểm soát lượng cholesterol và huyết áp cũng là phương pháp quan trọng để điều trị bệnh.
Nếu phát hiện các triệu chứng rối loạn nhịp tim, bạn cần đi khám ngay khoa Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.