Ngộ độc thức ăn ở trẻ em nguy hiểm hơn so với người lớn, vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ em cần tiến hành nhanh chóng và đúng phương pháp
Điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ em cũng như ở mọi độ tuổi khác đều cần căn cứ vào nguyên nhân gây ngộ độc, và tùy thể trạng của từng người để có phương pháp thích hợp.
Menu xem nhanh:
1.Biểu hiện và nguyên nhân tại sao trẻ bị ngộ độc
1.1. Dấu hiệu ngộ độc thức ăn ở trẻ em gồm những gì?
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện mọi chức năng nên việc bị ngộ độc thức ăn hoặc rối loạn tiêu hóa có thể thường xuyên xảy ra. Thông thường, sau khi bị ngộ độc thức ăn, trẻ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng, phản ứng sau khi ăn từ 15 đến 30 phút. Đối với một vài trường hợp, dấu hiệu của tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện chậm hơn trong vòng 1 ngày.
Những dấu hiệu, biểu hiện điển hình khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm có thể nhận thấy như sau:
– Trẻ bị nôn
– Trẻ buồn nôn liên tục hoặc cách quãng
– Đau bụng nhiều, liên tục khiến cho trẻ trở nên quấy khóc nhiều hơn bình thường
– Trẻ có thể sốt sau khi có những biểu hiện khác của ngộ độc
– Đi ngoài
– Phân lỏng và nhiều nước
– Chướng bụng
– Mệt mỏi trong người, thậm chí có trường hợp trẻ bị hôn mê, không được tỉnh táo
1.2. Những nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ em
– Trẻ ăn phải thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh vật gây bệnh (như vi trùng roi, phẩy khuẩn tả…).
– Do bộ máy tiêu hóa của bé còn chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị ngộ độc.
– Trẻ ăn phải thực phẩm chứa các độc tố (như độc tố từ thịt cóc, cá nóc), hoặc những thực phẩm bị nhiễm độc trong quá trình chế biến, bảo quản như nhiễm hóa chất, chất bảo quản, phụ gia,…
2. Xử trí và chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Kết quả điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ em phụ thuộc nhiều vào thời gian phát hiện cũng như bước sơ cứu ban đầu:
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của ngộ độc thức ăn như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói,…có thể sơ cứu cho trẻ, tuy nhiên cần lưu ý khi sơ cứu trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bởi nếu sơ cứu không đúng cách, có thể làm bé bị sặc, ngạt nước dẫn đến tử vong.
Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, phải dừng ngay không cho bé ăn món đó nữa.
Có thể tiến hành gây nôn cho bé, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Động tác cơ học giúp gây nôn cho trẻ là dùng tay nhấn vào cuống lưỡi, gây phản xạ nôn. Khi kích thích nôn cho trẻ cần đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên để bé nôn.
Nếu trẻ bị nôn lúc đang ngủ có thể bị sặc lên mũi hoặc xuống phổi rất nguy hiểm, lúc đó, người lớn phải dùng miệng để hút mũi trẻ nếu không sẽ bị sặc dẫn đến tử vong.
Nguyên tắc trong điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ cần bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ, bởi khi bị ngộ độc thức ăn, trẻ đi ngoài nhiều cũng như nôn nhiều làm cơ thể bị mất nước Khi nào có thể cho trẻ ăn uống như bình thường trở lại?
Nếu các dấu hiệu của ngộ độc như nôn mửa, đi ngoài phân lỏng của trẻ giảm đi và trẻ bắt đầu thèm ăn, không từ chối ăn thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn uống một cách bình thường. Bổ sung đầy đủ các loại chất trừ chất béo vì có thể làm bé bị tiêu chảy trở lại. Cung cấp cho trẻ đủ lượng tinh bột trong bánh mì, gạo, ngũ cốc, đạm trong các loại thịt nạc, rau xanh, trái cây,…
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi cho trẻ ăn lại chế độ ăn như bình thường sau khi bị ngộ độc sẽ giúp cho trẻ giảm thời gian bị bệnh xuống. Chế độ ăn đầy đủ khỏe mạnh có thể cung cấp đủ năng lượng cho trẻ để chống lại những loại vi khuẩn đường ruột xấu. Đồng thời cha mẹ nên cung cấp đủ nước cho trẻ để thanh lọc cơ thể và nhanh khỏi bệnh hơn.
Sau khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, có thể cho bé ăn cháo loãng với thịt nạc nấu cùng cà rốt (hoặc khoai tây, bí đỏ và một ít chuối xanh), nhằm giúp tạo khuôn cho phân, giúp bé đi ngoài phân đặc hơn. Không nên có kiêng khem sẽ dẫn tới thiếu dinh dưỡng cho trẻ.
Ngoài ra, điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ em cần tuyệt đối không cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Vì chỉ cần nguồn thức ăn bị tống hết ra ngoài hoặc tiêu hóa hết thì bệnh sẽ khỏi.
Chú ý, nếu tiến hành sơ cứu nhưng trẻ vẫn chưa bình phục và có triệu chứng tím tái, khó thở, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
3. Phòng ngừa ngộ độc thức ăn cho bé
– Lưu ý từ khâu chọn thực phẩm nên sử dụng thực phẩm còn tươi mới, không nên sử dụng đồ đông lạnh
– Bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh để chung thực phẩm sống và thực phẩm chín cùng nơi, tránh để thức ăn bị hỏng, ôi thiu
– Khâu chế biến thực phẩm đặc biệt quan trọng, đảm bảo chế biến đồ ăn cho trẻ đã chín, không cho trẻ ăn thức ăn còn tái.
– Chú ý vệ sinh trước khi tiếp xúc với trẻ, rửa tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn cũng như lúc cho trẻ ăn.
– Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và các dụng cụ nấu ăn
Trên đây là những kiến thức cha mẹ cần biết về ngộ độc ở trẻ và cách xử trí. Hi vọng những thông tin trong bài sẽ giúp ích cho nhiều phụ huynh.