Điều trị ho sau cúm A: Những điều bố mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Cắt sốt, hết chảy mũi, không còn đau người nữa,… nhưng bé vẫn ho dai dẳng sau cúm A, khiến cuộc sống bình thường của bé chưa thể quay trở lại hoàn toàn? Đọc ngay bài viết: “Điều trị ho sau cúm A: Những điều bố mẹ cần biết”. Thu Cúc TCI tin rằng, với thông tin được chia sẻ trong bài, những cơn ho kéo dài của bé sẽ nhanh chóng kết thúc.

1. Nguyên nhân gây ho dai dẳng sau cúm A

Cúm A gây nhiễm trùng đường hô hấp. Hệ lụy của tình trạng này là bé bị chảy dịch mũi sau (dịch mũi chảy vào họng) và viêm mô đường thở. Ho sau cúm A được cho là do tàn dư âm ỉ của 2 hệ lụy ấy.

2. Điều trị ho sau cúm A: 3 điều bố mẹ cần biết

2.1. Chuẩn đoán ho sau cúm A

Để những cơn ho kéo dài sau cúm A nhanh chóng kết thúc, bé nên được đưa đến cơ sở y tế uy tín gần nhất.

Theo đó, trước khi kê đơn, để đảm bảo tình trạng ho kéo dài của bé chính xác là do dư âm cúm A, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán, chủ yếu căn cứ vào lâm sàng. Một số câu hỏi bố mẹ có thể được hỏi: Thời điểm các cơn ho của bé xuất hiện? Đặc điểm của chúng và các triệu chứng khác đi kèm, nếu có?,…. Dựa trên câu trả lời của bố mẹ và kết quả kiểm tra các chỉ số hoạt động quan trọng của tim, phổi,… bác sĩ có thể sẽ chỉ định bé làm thêm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Sau khi loại trừ được nguyên nhân ho là do: Sử dụng thuốc, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, suy tim sung huyết, ung thư phổi; bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bé.

Điều trị ho sau cúm A như thế nào?

Ho sau cúm A được cho là do chảy dịch mũi sau và viêm mô đường thở

2.2. Điều trị ho sau cúm A

2.2.1. Thuốc điều trị chảy dịch mũi sau

Ho do chảy mũi dịch sau được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh dòng Histamin, như: Clemastine hoặc Chlorpheniramine,… Clemastine, Chlorpheniramine có khả năng hạn chế cơn ho hiệu quả hơn các loại thuốc kháng sinh mới cùng dòng. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là gây buồn ngủ. Nếu nhược điểm này mang đến phiền toái, bác sĩ sẽ kê thuốc xịt mũi Azelastine, Fluticasone Propionate, Ipratropium Bromide hoặc Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine,… – thuốc kháng sinh mới của dòng Histamin.

2.2.2. Thuốc điều trị viêm mô đường thở

Ho sau cúm A do viêm mô đường thở được điều trị tương tự như điều trị bệnh hen suyễn. Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thích phế quản bằng cách cho bé hít một loại thuốc. Nếu sau đó khả năng thở của bé bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ kê đơn một hoặc một số thuốc sau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng: Corticosteroid dạng hít, chất đối kháng thụ thể Leukotriene, như Singulair (Montelukast), Prednisone đường uống. Trường hợp đường thở của bé không nhạy cảm với xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ kê đơn Ipratropium Bromide dạng hít.

Điều trị viêm mô đường thở bằng Corticosteroid dạng hít

Chỉ được cho bé uống thuốc chữa viêm mô đường thở khi bác sĩ chỉ định

2.2.3. Thuốc điều trị không kê đơn

Dextromethorphan: Thuốc ức chế ho, không có tác dụng long đờm.

Guaifenesin: Thuốc long đờm, có khả năng làm loãng đờm trong đường thở, từ đó giúp loại bỏ đờm dễ dàng hơn thông qua phản xạ ho,…

Viêm ngậm họng: Thường gồm các thành phần chính là: Mật ong, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp,…

Khi cho bé sử dụng thuốc không kê đơn, bố mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

– Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, giúp loại bỏ các dị vật như virus, vi khuẩn,… khỏi đường thở. Vì vậy, hạn chế dùng thuốc ức chế ho. Nếu bé ho nhiều đến mức sinh hoạt bình thường bị ảnh hưởng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Thuốc không kê đơn cũng có chống chỉ định, trước khi dùng, nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

3. Tái khám tại cơ sở y tế

Trong quá trình điều trị, nếu những triệu chứng sau xuất hiện: Ho ra nhiều đờm hoặc ho ra máu, nôn mửa trong hoặc sau khi ho, thở khò khè hoặc khó thở, tức ngực, sốt dai dẳng, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi bất thường, cho bé tái khám lập tức.

Cho trẻ tái khám nếu có dấu hiệu bất thường

Cho bé gặp bác sĩ ngay nếu chứng ho trở nặng kèm sốt, nôn ra máu, khó thở,…

Bé cũng cần tái khám ngay cả khi các triệu chứng trên không xuất hiện, nếu những cơn ho của bé không có dấu hiệu thuyên giảm. Bác sĩ sẽ đánh giá và điều chỉnh liều lượng hoặc phác đồ điều trị sao cho phù hợp.

Như vậy, nếu sau cúm A, bé bị ho dai dẳng, việc mà bố mẹ cần làm là đưa bé đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để nhận đơn kê của bác sĩ. Thu Cúc TCI chúc bé sớm khỏe và nhanh trở lại cuộc sống bình thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital