Hiện tượng tăng nhãn áp hay còn được dân gian gọi với tên khác đó là: bệnh cườm nước, bệnh thiên đầu thống. Bệnh lý tăng nhãn áp nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây đe dọa tới thị lực của mắt nghiêm trọng.
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa hiện tượng tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp hay còn được dân gian gọi với tên khác là bệnh cườm nước hay thiên đầu thống. Đây là tên gọi của loại bệnh gây ra do áp suất bên trong nhãn cầu tăng cao. Sự tăng trưởng, phát triển bất thường của các dịch kính bên trong mắt chính là nguyên nhân gây nên áp suất trong nhãn cầu tăng. Khi bị tăng nhãn áp kéo dài, các dây thần kinh ở bên trong mắt sẽ bị tổn thương, lâu dần làm hỏng mắt, mất đi thị lực vốn có của mắt.
Bệnh lý tăng nhãn áp nếu không được phát hiện và có phương án điều trị dứt điểm thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Hiện nay, bệnh lý tăng nhãn áp được chia thành 2 dạng bệnh chính cụ thể đó là:
– Hiện tượng cườm nước dạng nguyên phát: đây là một dạng bệnh chiếm tỉ lệ lớn trong số các ca bệnh nhân bị tăng nhãn áp. Khi bị mắc bệnh ở dạng nguyên phát, bệnh nhân sẽ nằm ở 1 trong 2 nhóm: góc đóng nguyên phát hoặc góc mở nguyên phát.
– Hiện tượng cườm nước dạng thứ phát: dạng bệnh này chiếm tỉ lệ ít hơn so với dạng cườn nước nguyên phát. Dạng cườm nước này xuất hiện khi trong cơ thể có xuất hiện những triệu chứng rối loạn ở toàn thân hoặc các bộ phận có liên quan, ảnh hưởng đến mắt. Một số dạng rối loạn có ảnh hưởng tới mắt gây ra bệnh cườm nước đó là: viêm màng bồ đào, mắt bị tổn thương do tai nạn, chấn thương, mắc bệnh đục thủy tinh thể,…
2. Những triệu chứng điển hình khi bị bệnh tăng nhãn áp
Theo các chuyên gia, bác sĩ nhãn khoa, mỗi một dạng bệnh cườm nước sẽ gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau. Các triệu chứng này cũng sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân và tình trạng nặng, nhẹ của bệnh. Để phân biệt các dạng bệnh cườm nước khác nhau, chúng ta có thể phân biệt theo các dấu hiệu đặc trưng riêng:
2.1. Hiện tượng tăng nhãn áp góc đóng cơn cấp
Khi mắc phải bệnh lý tăng nhãn áp góc đóng có cơn cấp, bệnh nhân sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng cụ thể như sau:
– Mắt bị đau bất ngờ, dữ dội. Các cơn đau có thể xuất hiện không thường xuyên cho đến xuất hiện liên tục. Cơn đau có xu hướng lan tỏa từ mắt lên trên đỉnh đầu.
– Thị lực và tầm nhìn của mắt giảm sút nhanh chóng. Có nhiều trường hơp mắt chỉ nhìn thấy sự vật một cách mờ mờ hoặc đôi khi là mất thị giác hoàn toàn, vĩnh viễn.
– Mắt nhạy cảm với các nguồn sáng, đặc biệt là các nguồn sáng mạnh. Khi nhìn vào nguồn sáng mạnh, mắt chỉ nhìn thấy những vòng tròn màu đỏ hoặc xanh.
– Phần nhãn cầu trong mắt có xu hướng căng cứng, nhức đau hơn bình thường.
– Người bệnh liên tục xuất hiện hiện tượng chảy nước mắt, đỏ, sưng mắt hoặc cảm thấy nặng nề, áp lực ở phần mi mắt.
– Người bệnh sợ tiếp xúc nhiều với ánh sáng, ánh nắng mặt trời.
– Một số triệu chứng khác đó là: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, toát mồ hôi liên tục,…
Những triệu chứng kể trên thường rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác như cảm sốt, dị ứng,…Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan với bệnh mà cần chủ động đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng.
2.2. Hiện tượng tăng nhãn áp góc đóng bán cấp
Khi bị bệnh tăng nhãn áp góc đóng bán cấp, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng tương tự như dạng tăng nhãn áp góc đóng cơn cấp. Tuy nhiên, dạng tăng nhãn áp góc đóng bán cấp sẽ có xu hướng xuất hiện các triệu chứng dần dần theo thời gian. Chính lý do này sẽ dẫn tới việc người bệnh chậm trễ trong việc đi thăm khám, điều trị bệnh.
2.3. Bệnh tăng nhãn áp dạng góc đóng mãn tính
Dạng tăng nhãn áp này ít xuất hiện hơn so với 2 dạng tăng nhãn áp kể trên. Bệnh cũng không thể hiện với quá nhiều triệu chứng đặc trưng. Do đó, dạng tăng nhãn áp này thường chỉ được phát hiện qua việc bệnh nhân đi thăm khám mắt với bác sĩ nhãn khoa. Đa số các trường hợp khi bệnh nhân đi thăm khám mắt thì bệnh đã tiến triển khá nặng và xuất hiện với các dấu hiệu như: thị lực suy giảm nặng nề, không nhìn rõ sự vật, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày,…
2.4. Bệnh tăng nhãn áp dạng góc mở
Dạng tăng nhãn áp góc mở khi xuất hiện là lúc bệnh đã trải qua thời gian tiến triển âm thầm, với ít có dấu hiệu bất thường nào. Do đó, tính đến thời điểm bệnh được phát hiện ra là mắt đã bị ảnh hưởng thị lực khá nghiêm trọng.
3. Phải làm sao để điều trị hiệu quả hiện tượng tăng nhãn áp?
Tùy thuộc vào từng dạng của bệnh lý tăng nhãn áp mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện theo các phương pháp và phác đồ điều trị bệnh khác nhau.
3.1. Dạng tăng nhãn áp góc đóng cơn cấp
Dạng bệnh này có tính chất nghiêm trọng và khẩn cấp, do đó bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân cần hạ nhãn áp ngay lập tức. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần có biện pháp hỗ trợ y tế để giúp an thần và giảm triệu chứng đau đớn.
Một số loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng đó là:
– Sử dụng thuốc Pilocarpin dạng tra mắt với liều lượng khoảng từ 1 đến 2%. Bệnh nhân cần sử dụng thường xuyên sau mỗi 1 giờ đồng hồ. Sử dụng liên tục cho tới khi nhãn áp được hạ. Sau đó sẽ sử dụng với liều lượng cách mỗi 3 – 4 lần/ngày.
– Sử dụng 2 – 4 viên thuốc Acetazolamid liều lượng 0,25ml để uống trong ngày.
– Đối với những trường hợp bệnh nhân bị nôn mửa nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng tiêm tĩnh mạch với 1 ống thuốc Diamox liều lượng 500mg.
Chú ý: Các loại thuốc và liều lượng kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn, kiểm tra và theo dõi tình hình bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc để làm giảm áp lực cho mắt, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân cần thực hiện phương pháp phẫu thuật để đem lại hiệu quả cao và tối ưu hơn. Một số biện pháp phẫu thuật có thể áp dụng đối với dạng tăng nhãn áp góc đóng đơn cấp đó là:
– Phương pháp cắt bè củng giác mạc: bệnh nhân sẽ được cắt bỏ một phần của bè củng giác mạc. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cắt mống mắt để tạo đường dẫn cho phần thủy dịch bên trong mắt thoát ra ngoài. Điều này giúp giảm áp lực trong mắt, giúp mắt nhanh chóng cân bằng, ổn định trở lại.
– Phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch: đây là một biện pháp sử dụng chiếc ống silicon có chiều dài khoảng 1 – 1,3cm để cấy vào mắt. Thủy dịch bên trong mắt sẽ chảy qua ngoài theo đường ống này. Phương pháp này mặc dù giúp giảm áp lực cho mắt nhanh chóng, tuy nhiên chúng gây ra khá nhiều sự khó chịu cho bệnh nhân sau khi hoàn tất ca phẫu thuật.
– Phương pháp sử dụng các tia laser: tia laser khi được bắn vào bè giác mạc sẽ giúp tạo thành nhiều lỗ nhỏ. tạo điều kiện cho thủy dịch trong mắt thoát ra ngoài nhanh chóng. Khi áp dụng phương pháp laser này, bệnh nhân sẽ chỉ mất khoảng 15 – 20 phút để hoàn thành ca phẫu thuật. Mức độ hiệu quả của laser đem lại cho bệnh nhân cũng khá cao và an toàn.
3.2. Dạng tăng nhãn áp góc mở
Đối với dạng bệnh tăng nhãn áp này, bác sĩ sẽ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn để làm giảm nhãn áp trong mắt, cũng như làm giảm thiểu mức độ tổn thương thị giác của mắt. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp nào bệnh nhân cũng cần phải hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ, cũng như tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ đưa ra.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân không đáp ứng với việc sử dụng thuốc thì bác sĩ sẽ có thể chỉ định bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật để hạn chế sự phát triển của bệnh lý.
Liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm các thông tin hữu ích khác hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhãn khoa bạn nhé!