Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với nhiều liệu pháp

Tham vấn bác sĩ

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần thực hiện sớm, không để bệnh tiến triển nặng làm xuất hiện các biến chứng trầm trọng dẫn tới tàn phế hoặc tử vong như suy hô hấp mạn tính hay suy tim phải.

1. Thông tin chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo Sáng kiến toàn cầu cho bệnh phổi tắc nghẽn cấp tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – GOLD): Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh phổ biến, có thể phòng ngừa và điều trị được.
Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp kéo dài và hạn chế lưu lượng khí thở bởi sự bất thường của đường thở và/hoặc phổi, được gây nên do sự phơi nhiễm nghiêm trọng với các hạt bụi hoặc khí độc hại và ảnh hưởng bởi các yếu tố vật chủ gồm sự bất thường trong quá trình phát triển của phổi. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần thực hiện sớm, không để bệnh tiến triển nặng làm xuất hiện các biến chứng trầm trọng dẫn tới tàn phế hoặc tử vong như suy hô hấp mạn tính hay suy tim phải.

Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp kéo dài.

Bệnh gây hạn chế lưu lượng khí thở bởi sự bất thường của đường thở, phổi.

2. Các giai đoạn bệnh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phân thành hai dạng, bao gồm:
– Viêm phế quản mạn tính: Là tình trạng lớp lót của các ống phế quản bị viêm. Lớp niêm mạc trong các ống phế quản phổi bị sưng tấy, đỏ và chứa đầy các chất nhầy. Các chất nhầy có thể là tác nhân làm tắc nghẽn đường hô hấp.
– Khí phế suyễn là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh khí phế suyễn gây ra triệu chứng khó thở. Nguyên nhân là do túi phổi bị tổn thương lâu ngày khiến túi phổi suy yếu và vỡ ra, thay thế không gian nhỏ bằng không gian lớn, làm giảm diện tích bề mặt phổi và lượng oxy đi vào máu.

3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh hô hấp phổ biến trên toàn cầu cũng như tại nước ta, có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Hiện nay, đây là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu Thế giới. Trong đó, 90% số ca mắc nằm ở nhóm nước có thu nhập thấp và trung bình.
Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm COPD cao nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bệnh diễn tiến nặng dần, không hồi phục do có những đợt cấp và xuất hiện các biến chứng trầm trọng, gây tàn phế và dẫn đến tử vong như suy hô hấp mạn tính hay suy tim phải.

4. Cảnh báo biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh COPD có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí đe doạ tính mạng.

4.1. Tràn khí màng phổi

Người bệnh mắc bệnh ở mức độ nặng có hiện tượng tắc nghẽn đường thở mạn tính dẫn tới tình trạng lượng khí đưa vào trong phổi không được thở ra hết. Lượng khí tích tụ ngày càng tăng sẽ khiến các phế nang bị căng dãn, yếu dần lên và có thể bị tràn vào khoang màng phổi gây ra tràn khí màng phổi. Tính mạng người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được cải thiện.

4.2. Bệnh tim

Trong giai đoạn cuối của bệnh, không khí ra vào phổi bị hạn chế và không được lưu thông liên tục. Bên cạnh đó, vì vách của phế nang (túi khí của phổi) cũng bị tổn thương, nên cũng làm hạn chế quá trình trao đổi khí, do đó làm lượng khí oxy trong máu bị suy giảm, sự tích tụ nhiều khí cacbonic. Tình trạng thiếu hụt oxy kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan đặc biệt là tim.
Không những vậy, tổn thương phế quản và phế nang càng nhiều, áp lực máu trong tuần hoàn phổi càng cao, tim phải làm việc nhiều hơn. Lâu ngày, bệnh dẫn tới tình trạng giãn, thậm chí là suy tim phải.

Tình trạng thiếu hụt oxy kéo dài có thể dẫn đến bệnh tim.

Tình trạng thiếu hụt oxy kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan đặc biệt là tim.

4.3. Giảm tuổi thọ

Ngay cả bệnh nhân bị bệnh ở mức độ trung bình cũng có thời gian sống còn ngắn hơn bình thường, người bị COPD càng nặng thì thời gian sống còn càng ngắn. Hầu hết các bệnh nhân chỉ được phát hiện khi bệnh đã nặng hoặc đặc biệt nặng. Chỉ khoảng 70% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng và 30% bệnh nhân nặng sống sót sau 5 năm mắc bệnh.
Khoảng 30% bệnh nhân chết do suy hô hấp cấp và mạn tính, sau đó là suy tim (13%). Các nguyên nhân gây tử vong khác bao gồm: Nhiễm trùng hô hấp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu phổi, ung thư phổi.

4.4. Tàn phế

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có khả năng dẫn tới tàn phế cao. Đối chiếu tiêu chuẩn tàn phế của Tổ chức Y tế Thế giới, tàn phế của bệnh bao gồm các triệu chứng chủ yếu sau:
– Tàn phế hô hấp: triệu chứng khó thở và đau nhức cơ bắp sẽ làm mất khả năng đi lại.
– Tàn phế về mặt xã hội: người bệnh sẽ có cảm tưởng mình hoàn toàn tách biệt với xã hội, hoạt động thường nhật phải lệ thuộc người khác.
Tình trạng lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm, chất lượng cuộc sống cũng giảm sút đáng kể. Khoảng 60% số bệnh nhân có chỉ định thở oxy dài hạn, những trường hợp nặng hơn phải nằm bất động từ 16-18 giờ/ngày, càng làm gia tăng tình trạng trầm cảm của bệnh nhân.

5. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với nhiều liệu pháp

Nếu tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân có thể được kiểm soát tình trạng bệnh và giảm thiểu các đợt cấp tính phải nhập viện.

5.1. Dùng thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn

Các loại thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh bao gồm các thuốc corticoid, thuốc giãn phế quản. Nhìn chung, các thuốc đường xịt, phun ít được ưu tiên sử dụng hơn so với thuốc hít hoặc thuốc tiêm truyền tĩnh mạch.

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn.

Sử dụng các loại thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

5.2. Liệu pháp trị bệnh phổi tắc nghẽn

– Lý liệu pháp là một cách điều trị để giúp giảm tình trạng viêm phế quản do dịch tiết khi có các đợt cấp tính và cũng là một cách điều trị phục hồi chức năng phổi.
– Điều trị Oxy (Oxy liệu pháp) được chỉ định cho tình trạng suy hô hấp khi người bệnh thiếu oxy trong máu.
– Thở oxy không xâm lấn có thể được chỉ định trong tình trạng suy hô hấp cấp, liệt cơ hô hấp.
– Phương pháp đặt van một chiều nội phế quản và phẫu thuật giảm thể tích được đặt ra trong các tình huống khẩn cấp nhằm ngăn ngừa các biến chứng của giãn phế nang. Các tổn thương giãn phế nang không phải chỉ khu trú một chỗ và phẫu thuật nội soi có thể cắt bỏ được một vài tổn thương.
– Liệu pháp tế bào gốc có thể được sử dụng trong điều trị.

5.3. Lưu ý khi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn

Khi đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần chú ý tuân thủ theo các chỉ dẫn:
– Bỏ hút thuốc, tránh khói thuốc.
– Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, đúng thuốc, đúng liều lượng.
– Tiêm ngừa vắc-xin cúm và phế cầu khuẩn.
– Hiểu về bệnh và các triệu chứng để chủ động điều trị, thăm khám bác sĩ hoặc nhập viện cấp cứu.
Nếu đang gặp các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh nên thăm khám ngay để bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời. Thu Cúc TCI với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại là địa chỉ tin cậy, thăm khám các bệnh đường hô hấp hiệu quả. Liên hệ hotline Thu Cúc TCI để được tư vấn và đặt lịch khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital