Bệnh lý viêm kết giác mạc sợi là một bệnh lý mắt khá phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường gặp hơn ở người già hoặc phụ nữ sau sinh nở. Để điều trị bệnh lý này một cách dứt điểm, chúng ta cần tìm hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Từ đó, bác sĩ nhãn khoa có thể chỉ định phương pháp điều trị sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
Menu xem nhanh:
1. Những điều cần biết về bệnh lý viêm giác mạc sợi
1.1. Khái niệm bệnh lý viêm kết giác mạc sợi là gì?
Bệnh viêm giác mạc sợi là một trong những căn bệnh của mắt khá phổ biến và thường gặp. Khi bị bệnh lý này, các sợi giác mạc được hình thành từ tế bào biểu mô thoái hóa sẽ quện với dịch nhầy ở bề mặt giác mạc. Từ đó gây ra cảm giác bong tróc, cộm mắt, đỏ mắt, đau mắt.
Viêm giác mạc sợi được xem là bệnh lý gây tổn thương trên giác mạc. Bệnh có khả năng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân, cũng như có thể đe dọa thị lực của mắt, gây suy giảm thị lực, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.
Bệnh viêm giác mạc sợi này cũng hay tái phát lặp đi lặp lại nhiều lần. Các phương pháp điều trị bệnh lý cũng khó triệt để.
1.2. Triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm kết giác mạc sợi
Một số triệu chứng điển hình của viêm giác mạc sợi đó là:
– Mắt có hiện tượng cộm, nhức, sưng đỏ, đau kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
– Xuất hiện cảm giác nóng rát bên trong mắt.
– Triệu chứng nặng mắt thường hay xảy ra vào buổi sáng khi thức dậy.
1.3. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh lý viêm giác mạc sợi?
Bệnh lý viêm giác mạc sợi có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nguyên nhân chính có thể xuất phát từ bệnh lý khô mắt. Khi mắc bệnh khô mắt, các màng nước mắt sẽ có xu hướng khô nhanh chỉ trong khoảng 5s. Lúc này, nước mắt không đủ lượng để điều tiết cho mắt, khiến mắt bị tổn thương. Hiện tượng khô mắt khiến người bệnh nhạy cảm với ánh sáng, cộm mắt như có hạt, rát mắt,…
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý viêm giác mạc sợi đó là:
– Yếu tố tới từ môi trường: tiếp xúc nhiều với bụi bặm trong không khí, hay thường xuyên sử dụng quạt, điều hòa liên tục.
– Có lối sinh hoạt, làm việc chưa khoa học: đọc sách, báo, xem TV, tiếp xúc với các thiết bị điện tử thường xuyên, làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, căng thẳng, ngủ không đủ giấc,…
– Ảnh hưởng bởi độ tuổi, nội tiết tố trong cơ thể: theo thời gian, mắt sẽ nhanh bị lão hóa, khả năng tiết nước mắt cung suy giảm hơn nhiều so với khi còn trẻ. Không chỉ vậy, phụ nữ sau khi sinh nở xong khả năng bị khô mắt cũng cao hơn nhiều so với bình thường.
– Mắt bị ảnh hưởng sau khi trải qua các ca phẫu thuật, điều trị mắt: mổ cận thị, mổ bệnh về mắt sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng khô rát mắt tạm thời. Từ đó mắt sẽ bị suy giảm khả năng sản xuất nước mắt.
2. Phương pháp điều trị bệnh viêm giác mạc sợi như thế nào?
Để có thể phát hiện và điều trị bệnh lý viêm giác mạc sợi 1 cách chính xác, bệnh nhân sẽ cần tới gặp các bác sĩ nhãn khoa uy tín. Tại đó, bác sĩ sẽ có kỹ năng chuyên môn, cũng như sử dụng các dụng cụ y khoa chuyên dụng để xử lý gạt những sợi nhầy lắng đọng bên trong mắt.
Tùy vào từng tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây ra bệnh viêm giác mạc sợi, mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện, tuân thủ theo những phác đồ điều trị bệnh lý khác nhau.
2.1. Nguyên nhân gây viêm giác mạc sợi do khô mắt
Với nguyên nhân này, bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc bôi trơn, giúp giữ ẩm tốt cho đôi mắt. Một số loại thuốc bôi trơn hay được chỉ định sử dụng đó là: nước mắt nhân tạo, các chất dinh dưỡng giúp làm ổn định tế bào biểu mô trong mắt.
Thường khi mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân nhỏ liên tục nước mắt nhân tạo khoảng 6 – 10 lần/ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần bổ sung tăng cường thêm các loại đồ ăn, thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, các chất dinh dưỡng bổ mắt. Liều lượng sử dụng vitamin A cũng cần tuân thủ theo chỉ định, hàm lượng do bác sĩ yêu cầu.
2.2. Viêm giác mạc sợi do sự ảnh hưởng của bệnh lý
Đối với bệnh viêm giác mạc sợi xuất phát từ bệnh lý (hở mi, liệt dây thần kinh số 7,…người bệnh trước hết cần phải điều trị khỏi bệnh trước khi điều trị bệnh lý viêm giác mạc sợi.
Ngoài ra, để làm giảm cảm giác khó chịu, sưng, cộm của mắt, bệnh nhân cần thực hiện một số điều sau:
– Có thể sử dụng thêm các loại kính áp tròng loại mềm mại: Điều này giúp mắt dễ chịu hơn, cũng như nhanh chóng hồi phục tổn thương.
– Không nên sử dụng thường xuyên các loại thiết bị điện tử: máy tính, TV, điện thoại,…Khi sử dụng cũng không nên để thiết bị ở khoảng cách quá gần mắt.
– Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, tránh thức quá khuya.
– Không nên ngồi liên tục lâu trong môi trường điều hòa, máy lạnh.
– Chủ động sử dụng các loại kính râm, kính bảo hộ trước khi đi ra đường để tránh sự tấn công của các yếu tố gây hại từ môi trường.
– Xây dựng chế độ làm việc, thói quen sinh hoạt hợp lý, điều độ. Thư giãn mắt thường xuyên sau mỗi vài giờ đồng hồ tập trung.
– Không nên tự ý điều trị bệnh mắt tại nhà mà cần chủ động đi khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị bệnh mắt hiệu quả.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc, bảo vệ đôi mắt, giúp mắt nhanh chóng khỏi viêm giác mạc sợi. Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin khác về các bệnh lý mắt, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để chúng tôi có thể hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.