Bệnh lý viêm kết giác mạc mùa xuân có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Vũ Thị Hải Yến

Phó giám đốc Bệnh viện, phụ trách chuyên khoa Mắt

Bệnh lý viêm kết giác mạc mùa xuân là một trong những bệnh lý phổ biến, thường gặp, nhất là ở đối tượng nam từ 5 – 20 tuổi. Bệnh gây ra do nhiều các nguyên do khác nhau: dị ứng với các dị nguyên, thời tiết thay đổi,…Cùng đọc bài viết chi tiết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé.

1. Những điều cần biết về bệnh lý viêm kết mạc mùa xuân?

1.1. Viêm kết giác mạc mùa xuân có nghĩa là gì?

Kết mạc là một bộ phận quan trọng trong mắt, là lớp màng trong suốt nằm trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt). Hiện tượng viêm kết mạc mùa xuân là một dạng hình thái của bệnh lý viêm kết mạc dị ứng. Bệnh lý này thường gặp chủ yếu ở đối tượng nam giới (từ 5 – 20 tuổi) hoặc xuất hiện ở một số đối tượng có cơ địa bị chàm, hen suyễn, dị ứng theo mùa,…

viêm kết giác mạc mùa xuân như thế nào

Kết mạc là một bộ phận quan trọng trong mắt, là lớp màng trong suốt nằm trên bề mặt nhãn cầu

Bệnh viêm kết mạc mùa xuân thường khởi phát mạnh mẽ khi trẻ em được 4 – 5 tuổi, nhanh chóng tiến triển mạn tính. Bệnh cũng có thể ổn định và thuyên giảm theo mùa (mùa thu, mùa đông) sau đó tái phát lại vào mùa xuân. Đó là lý do bệnh được gọi là viêm kết mạc mùa xuân.

1.2. Nguyên nhân nào gây ra viêm kết giác mạc mùa xuân?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý viêm kết mạc mùa xuân. Một trong số những lý do phổ biến thường gặp đó là:

– Hiện tượng dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với các dị nguyên: phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,…Các dị nguyên này có tính chất kháng nguyên, do đó khi xâm nhập, tấn công vào cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể, khiến cơ thể trở nên quá mẫn, gây ra hiện tượng viêm.

– Người có cơ địa dễ dị ứng, mẫn cảm cũng là lý do mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân. Lúc này, bệnh nhên có thể bị mắc thêm một số bệnh lý như: viêm phế quản, viêm xoang, dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa,…

– Do sự thay đổi của thời tiết, bệnh nhân thường mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân vào mùa xuân, ánh nắng, thay đổi nội tiết hoặc do các yếu tố di truyền.

1.3. Một số triệu chứng thường gặp của viêm kết mạc mùa xuân

viêm kết giác mạc mùa xuân điều trị ra sao

Mắt xuất hiện nhiều dử, ghèn mắt

Khi mắc bệnh lý viêm kết mạc dị ứng này, tại vùng mắt và toàn thân của người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng cụ thể đó là:

Tại vùng mắt của bệnh nhân:

– Hiện tượng ngứa mắt xảy ra liên tục gây ra cảm giác khó chịu. Người bệnh sẽ hay phải dụi mắt.

– Mắt bị sưng, đỏ kéo dài liên tục, kéo dài.

– Mắt xuất hiện nhiều dử, ghèn mắt có tính chất dai, nhiều nhầy, kéo thành sợi.

– Người bệnh bị sợ ánh sáng, chói mắt, lóa mắt khi nhìn vào ánh sáng mạnh.

– Đôi khi người bệnh thấy hiện tượng nhìn mờ. Lúc này phần giác mạc đã bị tổn thương.

Biểu hiện xuất hiện toàn thân:

– Người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, nồi mề đay,…

– Các triệu chứng xuất hiện nhiều vào giai đoạn mùa xuân, thuyên giảm đỡ hơn vào mùa hè, mùa đông.

1.4. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do viêm giác mạc mùa xuân

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: viêm giác mạc, loét giác mạc, thủng giác mạc,…

Ngoài ra, nếu để tổn thương vùng mắt kéo dài quá lâu cũng có thể dẫn đến hiện tượng sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể,…

2. Cần điều trị bệnh lý viêm giác mạc mùa xuân như thế nào?

Bệnh lý viêm giác mạc mùa xuân hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, các bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giúp ổn định dưỡng bào, thuyên giảm cảm giác dị ứng cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Một số loại thuốc bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng khi bị viêm giác mạc mùa xuân đó là:

– Các loại thuốc chống viêm và ổn định dưỡng bào tại vùng mắt: alegysal, pataday, relestat,…Thuốc được sử dụng trong giai đoạn cấp tính và nên duy trì trong thời gian bị bệnh giúp bệnh nhân đỡ ngứa, đỏ mắt, tổn thương giác mạc.

– Sử dụng nước mắt nhân tạo giúp đem lại tác dụng bôi trơn bề mặt của nhãn cầu, bổ sung dinh dưỡng cho giác mạc cũng như hạn chế tình trạng khô mắt. Một số loại nhỏ mắt nhân tạo đó là: systande ultra, sanlein, endura,…

– Các loại thuốc kháng sinh thường chỉ dùng trong trường hợp có viêm bội nhiễm hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Một số loại thuốc chống viêm có chứa corticoid cũng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc trong giai đoạn cấp tính. Không nên sử dụng kéo dài corticoid bởi có thể gây nên các biến chứng như: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,…

– Một số loại thuốc kháng sinh sử đụng qua đường uống cũng nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp cần lưu ý thêm như khi bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị viêm giác mạc mùa xuân, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm một số cách giúp làm giảm viêm, giảm ngứa đó là:

– Chườm lạnh phần mi mắt bằng khăn sạch.

– Không sử dụng các loại kính áp tròng trong thời gian điều trị bệnh.

– Chú ý vệ sinh vùng mắt thường xuyên bằng khăn sạch.

3. Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm giác mạc mùa xuân

viêm kết giác mạc mùa xuân nguy hiểm không

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế không đưa tay lên dụi mắt hoặc tiếp xúc với vùng mắt

Để giúp hạn chế việc mắc bệnh lý viêm giác mạc mùa xuân, cũng như hạn chế khả năng bùng phát bệnh thành dịch, chúng ta nên lưu ý thực hiện một số điều sau:

– Cẩn trọng khi tiếp xúc với các dị nguyên nếu bạn có cơ địa hay dị ứng, mẫn cảm. Một số dị nguyên thường gây dị ứng đó là phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,…

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế không đưa tay lên dụi mắt hoặc tiếp xúc với vùng mắt.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn.

– Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa thì không nên trồng hoa trong nhà.

– Khi đi ngoài đường nên chủ động đeo kính râm, kính bảo vệ mắt, tránh các tác nhân từ môi trường bên ngoài.

– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, bảo vệ mắt hoặc có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, đề kháng cho cơ thể.

– Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao đề kháng cho cơ thể.

– Đi khám mắt với bác sĩ nhãn khoa nếu gặp các triệu chứng khác thường, khó chịu. Không nên tự ý chữa bệnh tại nhà hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh.

– Tuân thủ đơn thuốc và liều dùng theo chỉ định của bác sĩ để bệnh được điều trị dứt điểm.

Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin khác về bệnh lý mắt, hoặc có nhu cầu thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital