Điểm danh những thói quen chăm sóc răng tốt và xấu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng là bộ phận cực kỳ quan trọng với con người, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp duy trì tự tin khi giao tiếp xã hội mà còn giúp duy trì, đảm bảo chức năng ăn uống của con người. Khi răng suy yếu thì chức năng ăn nhai sẽ bị suy giảm, từ đó làm giảm dinh dưỡng, ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều. Vì vậy, ta cần phải chú ý chăm sóc và bảo vệ răng miệng thật tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra lại xem đâu là thói quen chăm sóc răng tốt và xấu?

Thói quen chăm sóc răng miệng tốt cần biết.

Những thói quen chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp bạn ngứa các bệnh răng miệng.

1. Tầm quan trọng của chăm sóc răng tốt

Đầu tiên cần đặt ra câu hỏi về mức độ quan trọng của việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Sức khỏe răng miệng có liên hệ mật thiết đến sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống. Việc vệ sinh răng miệng giúp đảm bảo chức năng ăn uống, phát âm. Bởi vì răng là bộ phận quan trọng đảm bảo bộ máy tiêu hóa của bạn luôn tốt. Để bắt đầu chăm sóc răng miệng tốt cần chú ý đến việc chải răng và vệ sinh răng miệng tốt. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bạn không chải răng, chải răng không đúng và vệ sinh răng không tốt:
– Răng và khoang miệng không được vệ sinh sẽ hình thành nên các mảng bám và vôi răng, biểu hiện nhanh chóng và trực tiếp qua việc hơi thở có mùi
– Viêm lợi và viêm nha chu là những bệnh lý rất dễ mắc phải khi răng miệng không sạch sẽ. Các mảng bám khiến cho lợi yếu đi, vi khuẩn tích tụ gây viêm, không giữ chắc chân răng có thể khiến răng lung lay, có nguy cơ mất răng.
– Sâu răng là bệnh lý có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra do vi khuẩn tích tụ phá hủy răng gây nên những cơn đau nhức khó chịu.
Viêm tủy răng: vi khuẩn xâm nhập qua lỗ sâu, ăn vào cuống răng gây viêm tủy. Các cơn đau do viêm tủy rất dữ dội, ảnh hưởng đến thần kinh.

Ngoài ra, những thói quen xấu hoặc không có thói quen vệ sinh răng miệng còn có thể đem đến nguy cơ về các bệnh lý toàn thân cực kỳ nghiêm trọng như:
– Đem đến nguy cơ sa sút trí tuệ: hoàn toàn có khả năng về việc vi khuẩn ở khoang miệng gây viêm não, từ đó gây mất trí nhớ, sa sút trí tuệ
– Chải răng và vệ sinh răng miệng ít đem đến nguy cơ mắc các bệnh về tim như suy tim, đột quỵ,…
– Các bệnh về đường hô hấp cũng có liên quan đến các bệnh răng miệng. Hay nói cách khác, bệnh răng miệng và các vi khuẩn vùng miệng có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.

2. Những thói quen chăm sóc răng tốt cần ghi nhớ

Để phòng tránh và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý, chứng bệnh nghiêm trọng như kể trên, bạn hãy chú ý đến các thói quen chăm sóc răng tốt được các chuyên gia và bác sĩ nha khoa khuyến cáo:
– Đánh răng 2 lần/ngày bằng các loại kem đánh răng có chứa fluoride. Điều này giúp bạn ngăn ngừa bệnh sâu răng.
– Hướng đánh răng dọc và xoay tròn
– Dùng nước súc miệng làm mềm và sạch mảng bám nhưng không được lạm dụng
– Làm sạch các kẽ răng bằng tăm, chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số dụng cụ khác như: bàn chải đánh kẽ răng, dụng cụ nha khoa chuyên biệt khác. Việc làm sạch kẽ răng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn tối ưu hơn.
– Chú ý sử dụng bổ sung các loại nước có chứa fluoride
– Làm sạch răng sau mỗi bữa ăn

Đâu là thói quen chăm sóc răng miệng tốt?

Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluoride giúp làm sạch răng tối ưu hơn.

– Uống và làm sạch răng bằng nước ấm thay vì nước lạnh giúp răng tránh ê buốt
– Không hút thuốc lá, thuốc lào và các loại thuốc lá điện tử. Chúng không những gây hại đến đường hô hấp mà còn khiến răng bị ố vàng, hơi thở có mùi.
– Hạn chế các loại thực phẩm ít đường giúp giảm vi khuẩn tiết axit gây hại men răng
– Sử dụng bàn chải điện thay thế bàn chải truyền thống giúp làm sạch răng tốt hơn với lực chải vừa phải
– Cạo vôi răng định kỳ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng. Khuyến cáo 6 tháng/lần.
– Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần với các bác sĩ. Việc khám định kỳ giúp chăm sóc răng miệng tốt hơn và sớm phát hiện các bệnh răng miệng để có phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.
– Thay bàn chải định kỳ
– Vệ sinh vùng lưỡi
– Luôn mang dụng cụ bảo vệ răng khi tham gia các môn thể thao, hoạt động thể chất mạnh
– Hạn chế ngậm, cắn đồ vật, đồ ăn quá cứng, quá dai

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng cần vệ sinh và chăm sóc răng miệng để không ảnh hưởng đến quá trình thay răng, đặt nền móng cho hàm răng vĩnh viễn thật chắc khỏe. Vì vậy, bố mẹ hãy đồng hành và giúp đỡ con xây dựng nên những thói quen tốt để bảo vệ bản thân tốt hơn.

3. Điểm danh thói quen xấu gây hại cho răng

Không ít người còn giữ những thói quen xấu trong chăm sóc và vệ sinh răng miệng mà không hề chú ý tới. Có thể kể đến như:
– Không vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn
– Không chải răng hoặc chỉ chải răng 1 lần / ngày
– Chải răng theo chiều ngang với lực mạnh hoặc chỉ chải răng qua loa. Nhiều người lầm tưởng rằng chải càng mạnh thì răng càng sạch nhưng thói quen này không chỉ gây hại men răng mà còn khiến cho nướu của bạn dễ bị tổn thương, chảy máu gây viêm nhiễm.
– Không vệ sinh kẽ răng hoặc vệ sinh kẽ răng bằng tăm. Dùng tăm tre vệ sinh có thể gây hai men răng và khiến rỗng chân răng. Từ đó răng bị yếu đi, lung lay hoặc mất răng.
– Không cạo vôi răng định kỳ, các mảng bám lớn gây hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu
– Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn, đồ uống nhiều đường, có gas, giàu tinh bột, thức ăn nhanh
– Thói quen hút thuốc
– Không xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ

Khám nha khoa định kỳ là một thói quen chăm sóc răng tốt.

Cần khám răng định kỳ 6 tháng / lần sớm phát hiện các bệnh răng miệng.

Thói quen của chúng ta bị ảnh hưởng từ nhỏ, đôi khi rất khó để thay đổi nhưng hiện nay, chất lượng cuộc sống đã tăng nên có rất nhiều phương pháp, vật dụng giúp cho việc vệ sinh răng miệng tốt hơn. Vì vậy, hãy thay đổi để hạn chế những bệnh răng miệng và bảo vệ sức khỏe toàn thân tốt hơn. Thu Cúc TCI đồng hành, chăm sóc sức khỏe toàn diện, trọn đời cho bạn với Nha khoa Thu Cúc TCI được đầu tư trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital