Chăm sóc răng sau niềng và sai lầm thường mắc

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Chăm sóc răng sau niềng là từ khóa được nhiều người tìm kiếm trong nhiều năm gần đây. Răng có bị xô lệch, có đạt được kết quả ưng ý sau thời gian dài gắn bó với mắc cài hay không là phụ thuộc vào quá trình này. Và đây cũng là quá trình mọi người dễ mắc phải những sai lầm dẫn đến nhiều nguy cơ. Đó là những gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

1. Những nguy cơ nếu lơ là việc chăm sóc răng sau khi niềng

1.1 Giai đoạn nhạy cảm, răng dễ tổn thương

Ở giai đoạn sau khi niềng, đây là khoảng thời gian răng nhạy cảm, cần được chăm sóc cẩn thận. Nếu không được vệ sinh với những phương pháp kĩ càng và phù hợp, răng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ.

Nguy cơ đầu tiên là răng sẽ dịch chuyển lại vị trí cũ. Đây là trường hợp đã từng có rất nhiều trên thực tế. Dẫn đến kết quả đáng tiếc này có 3 nguyên nhân cơ bản: do phương pháp điều trị tại nha khoa; do không đeo hàm duy trì và do thói quen xấu ảnh hưởng tới việc chăm sóc răng sau niềng.

chăm sóc răng sau khi niềng

Sau khi tháo niềng là giai đoạn răng dễ tổn thương, cần được chăm sóc

Nguy cơ tiếp theo phải kể đến là sâu răng. Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng trở thành điều khó khăn. Điều này gây nên sự hình thành của rất nhiều mảng bám, thức ăn thừa,… Vì vậy, trong và sau khi niềng răng, vấn đề làm sạch răng miệng cần đặc biệt chú trọng để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển,

Bên cạnh đó, theo nhiều thống kê và khảo sát cho thấy rất nhiều người phải đối mặt với những vấn đề về nướu sau khi niềng răng. Điển hình có thể kể đến như viêm lợi, viêm nha chu, ….

1.2 Cần có chế độ chăm sóc răng sau niềng phù hợp

Có thể thấy rằng sau khi niềng, răng miệng phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Vậy nên một chế độ chăm sóc phù hợp là rất cần thiết.

chăm sóc răng sau khi niềng

Nhờ tới sự giúp đỡ của chuyên gia sau khi niềng răng để có phương pháp chăm sóc tốt

Đa số mọi người đều nghĩ chỉ cần đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên, sau khi niềng, răng cần nhiều sự quan tâm hơn như vậy. Chế độ chăm sóc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ và tuổi thọ của răng sau này. Để có được cho răng của bản thân một sự chăm sóc thích hợp, hãy nhờ tới sự tư vấn của chuyên gia. Những lời khuyên ấy sẽ giúp răng được bảo vệ tốt hơn đồng thời tránh mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc.

2. 4 sai lầm về chăm sóc răng sau niềng

2.1 Sử dụng bàn chải và kem đánh răng không phù hợp

“Bàn chải càng cứng sẽ càng giúp ta lấy sạch những mảng bám và thức ăn thừa”. Đây chính là quan điểm của nhiều người. Tuy nhiên, nó lại hoàn toàn sai lầm và gây hại tới răng. Việc sử dụng những loại bàn chải có đầu lông cứng không giúp khoang miệng sạch hơn. Ngược lại, đó chính là lý do dẫn tới nhiều vấn đề như mòn men răng, tổn thương nướu,…

Bên cạnh bàn chải, việc lựa chọn kem đánh răng thích hợp cũng cần được lưu ý. Một lời khuyên là hãy sử dụng những loại kem lành tính, dành cho răng nhạy cảm. Đặc biệt, hãy ưu tiên những kem đánh răng chứa thành phần fluor để tạo lớp bảo vệ vững chắc cho răng.

2.2 Không chú ý tới chế độ ăn uống

Nhiều người cho rằng, kết thúc niềng răng đồng nghĩa với kết thúc hành trình “vật lộn” với chế độ ăn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tư tưởng “thả phanh” này lại khiến ta phải hối hận sau đó khi phải đối mặt với nguy cơ răng chạy lại vị trí cũ.

Cũng giống như khi còn đeo mắc cài, vào giai đoạn sau khi niềng, răng vẫn chưa thực sự ổn định. Vì vậy, để đạt được kết quả như ý cho hàm răng sau khi niềng, một chế độ ăn uống khoa học, cẩn thận là rất cần thiết.

Hãy thêm vào thực đơn mỗi ngày của chúng ta những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như: thịt bò, thịt gia cầm, các loại ngũ cốc, sữa,… Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, 2 tiêu chí cắn thật nhỏ, ăn thật mềm vẫn cần được duy trì cho tới khi răng ổn định hơn.

2.3 Thói quen xấu ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc răng sau niềng

Cắn bút, nghiến răng khi ngủ, nhai đá lạnh,… là thói quen của nhiều người. Thực tế, có những hành động này tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây nên các vấn đề cho răng miệng. Đặc biệt, trong những giai đoạn nhạy cảm như khi vừa tháo niềng, vấn đề này càng cần được chú ý.

Những hành động này thường được lặp đi lặp lại, thực hiện trong vô thức. Lâu dài, đối với hàm răng mới niềng xong sẽ là mối đe dọa rất lớn. Ta có thể phải đối mặt với các vấn đề như mòn, mẻ răng, răng bị xô lệch,… Đặc biệt, nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe, là cách thức đưa vi khuẩn xâm nhập vào miệng.

Để đảm bảo chất lượng chăm sóc răng sau niềng, việc cần làm chính là từ bỏ ngay những thói quen này. Nói thì dễ, nhưng với rất nhiều người đó lại không phải việc đơn giản. Những hành động này có thể không chỉ đóng vai trò như một hành động vô thức. Với nhiều người, đó còn là liệu pháp tinh thần. Việc từ bỏ những thói quen ấy rất có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng sống hàng ngày. Trong những trường hợp này, hãy đến và nhờ tới sự trợ giúp của nha sĩ. Những lời khuyên của chuyên gia sẽ giúp ta có một hàm răng khỏe đẹp hơn.

2.4 Không tái khám định kỳ

chăm sóc răng sau khi niềng

Tái khám định kì giúp xử lý nhanh chóng, kịp thời các vấn đề về răng

Không tái khám, lười đi khám định kỳ là việc đáng báo động với những hàm răng vừa tháo niềng. Mới kết thúc giai đoạn gắn mắc cài, răng rất dễ bị tổn thương. Hãy tới nha khoa kiểm tra sớm nhất có thể để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, sau khi tháo niềng, đa số mọi người đều nhờ trợ giúp của hàm duy trì. Thế nhưng đây chỉ là phương pháp tạm thời, tránh tình trạng niềng răng thất bại. Còn để có một hàm răng luôn khỏe mạnh, ta cần duy trì thói quen khám định kỳ. Mỗi năm 2 lần là con số được các chuyên gia đưa ra. Với thói quen này, hàm răng của bạn sẽ luôn được đảm bảo trong trạng thái an toàn nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital