Điểm danh 5 nguyên nhân gây thói quen nghiến răng khi ngủ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Trên thực tế, con người có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể gây ra nhiều hậu quả. Điển hình là tình trạng nghiến răng khi ngủ khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đâu là điều khiến thói quen xấu này trở nên thường gặp như vậy?

1. Tình trạng nghiến răng khi ngủ

nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng lúc ngủ có thể xảy ra ở cả đối tượng trẻ em và người lớn

Nghiến răng là một trong những hành động có nguy cơ cao gây quá tải hệ thống nhai. Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, căn bệnh này thường đi kèm với một số triệu chứng như stress, dị ứng, rối loạn khớp cắn, …

Theo định nghĩa, tật nghiến răng là hành động được lặp đi lặp lại của cơ hàm. Và đặc trưng là sự siết chặt, nghiến lại hoặc giằng và đẩy của hàm răng. Hành động này có thể gây nên những âm thanh ken két.

Việc nghiến răng vào ban đêm không thực hiện chức năng của hệ thống nhai. Ngoài ra, điều này còn có thể dẫn tới chấn thương khớp cắn. Phần khớp cắn sẽ kéo theo ảnh hưởng lên chức năng của phần cơ. Từ đó, một lực tác động sẽ được tạo lên khớp thái dương hàm.

2. Nguyên nhân gây ra thói quen nghiến răng khi ngủ

Sau đây là 5 nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng lúc ngủ:

2.1 Do yếu tố di truyền

Những đối tượng trong gia đình có thành viên từng mắc chứng nghiến răng nguy cơ cao cũng sẽ bị tình trạng này. Theo nghiên cứu cho thất có thể lúc nào đó, yếu tố di truyền sẽ phát triển tật nghiến răng. Cụ thể, có khoảng 21 – 50% người nghiến răng lúc ngủ đều có người thân mắc chứng tương tự.

2.2 Do yếu tố tâm lý xã hội

nghiến răng khi ngủ

Tình trạng tâm lý căng thẳng có thể dẫn tới thói quen nghiến răng

Theo nhiều nghiên cứu, yếu tố tâm lý có tác động lớn tới nguy cơ mắc chứng nghiến răng. Và điều này chủ yếu bắt nguồn từ lối sống căng thẳng. Cảm xúc căng thẳng của con người được cho là yếu tố chính kích hoạt thói quen nghiến răng ban đêm. Điều này có thể xảy ra ở những người làm việc quá nhiều, chịu áp lực cuộc sống, … Khi căng thẳng đi kèm với sự lo âu và phải kìm nén sẽ dễ kích hoạt các hoạt động của não bộ. Điều này sẽ khiến thần kinh bị kích thích nhiều hơn, gây nên các phản ứng như nghiến răng. Đặc biệt, càng những người mạnh mẽ sẽ càng dễ bị kích động. Khả năng mắc bệnh của những đối tượng này sẽ cao hơn.

2.3 Do yếu tố toàn thân

Việc nghiến răng khi đi ngủ cũng có thể do một vài yếu tố khác của cơ thể tác động vào. Ví dụ như:

– Dị ứng: Người bệnh nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột, dị ứng thức ăn, … Đó là những nguyên nhân có thể gây tình trạng nghiến răng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

– Rối loạn: Các vấn đề như rối loạn nội tiết, dinh dưỡng, … cũng sẽ là điều kiện thuận lợi gây bệnh. Điều này có thể xảy ra ở cả  đối tượng trẻ em và người lớn.

– Thiếu chất: Tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin hay mất cân bằng enzym cũng sẽ ảnh hưởng tới bệnh.

– Các chứng rối loạn thần kinh trung ương: Chứng bại não, động kinh, nhiễm khuẩn màng não, …

2.4 Do yếu tố tại chỗ

Tình trạng cản trở khớp cắn có thể là yếu tố gây bệnh. Chúng sinh ra cản trở đường đi của các vận động nhai thông thường. Lý do có thể ở một hoặc một nhóm răng.

2.5 Do yếu tố nghề nghiệp

Hiện nay, có một số công việc yêu cầu đặc biệt. Chính những yêu cầu đó có thể gây nên tình trạng nghiến răng hay cắn chặt răng. Điển hình là công việc nghệ sĩ Piano. Họ phải cắn chặt răng lúc chơi để giữ đàn. Hay công nhân phải khuân vác nặng sẽ cắn răng nhằm gồng sức, …

3. Những tác hại của thói quen nghiến răng khi ngủ

Nhìn chung, phần lớn thói quen nghiến răng không gây những biến chứng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh nghiến răng của người bệnh tới mức độ quá thường xuyên có thể dẫn tới một số tác hại. Ví dụ như tổn thương răng, ảnh hưởng khả năng phục hình răng, răng nhạy cảm, … Thậm chí, răng có thể bị gãy hãy rối loạn khớp thái dương hàm, …

4. Các phương pháp điều trị tình trạng nghiến răng khi ngủ

4.1 Kiểm soát căng thẳng

Với nguyên nhân gây nghiến răng do căng thẳng, người bệnh cần có phương pháp giúp giải tỏa. Ví dụ như thay đổi môi trường, tăng cường tập thể dục, massage, … Đặc biệt, bệnh nhân nên thử nghe một vài bản nhạc, tập yoga thư giãn, …

4.2 Điều chỉnh thói quen vận động hàm

Việc điều chỉnh các thói quen vận động hàm để ngăn ngừa tình trạng nghiến răng sẽ mất thời gian hơn. Tuy nhiên phương pháp này sẽ giúp khắc phục vấn đề triệt để. Và để có được hiệu quả tối ưu, bệnh nhân cần nhờ tới sự tư vấn, giúp đỡ của bác sĩ.

4.3 Điều trị bằng thuốc

Thói quen nghiến răng cũng có thể được khắc phục bằng cách sử dụng thuốc uống. Thế nhưng, ta cần lưu ý một số điều sau:

– Sử dụng thuốc không thực sự đem tới hiệu quả tới điều trị nghiến răng. Nó chỉ có thẻ làm giảm bớt sự căng cơ quá mức do nghiến răng gây ra.

– Các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ chống trầm cảm hoặc ổn định cảm xúc. Sử dụng những loại thuốc này trong thời gian ngắn sẽ giúp giảm căng thẳng.

– Thực hiện tiêm Botox là một dạng độc tố của botulinim. Nó có khả năng giúp con người giảm chứng nghiến răng nghiêm trọng lúc ngủ.

4.4 Điều trị bằng các phương pháp nha khoa

nghiến răng khi ngủ

Máng khác còn có khả năng điều chỉnh thói quen vận động hàm, hạn chế tình trạng nghiến răng

Người bệnh tiến hành điều trị nha khoa sẽ giúp bảo vệ răng khỏi những tác hại của chứng nghiến răng. Phổ biến nhất, các bác sĩ sẽ dùng máng chống nghiến răng. Điều này giúp bảo vệ phần mặt răng khỏi sự mài mòn.

Bên cạnh đó, một số loại máng khác còn có khả năng điều chỉnh thói quen vận động hàm, hạn chế tình trạng nghiến răng. Những dụng cụ này thường được làm từ vật liệu mềm hoặc acrylic cứng. Nhờ vậy, dụng cụ có thể phù hợp với cả hàm trên và hàm dưới.

Tóm tại, tình trạng nghiến răng khi đang ngủ có thể không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu kéo dài, đó sẽ là hậu họa nặng nề với khoang miệng. Đặc biệt, việc điều trị dứt điểm vấn đề này cần có sự phối hợp và kiên trì giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital