Giải đáp về vấn đề: hàn răng khi cho con bú

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Nhiều phụ nữ đặt câu hỏi liệu có thể hàn răng khi đang trong giai đoạn cho con bú không. Đây là thời điểm ai cũng lo lắng cho sức khỏe của bà mẹ và em bé nên những băn khoăn về hàn răng khi cho con bú như vậy là vô cùng dễ hiểu.

1. Có được thực hiện hàn răng khi cho con bú không?

Thông thường, sau khi sinh con, 6 tháng là khoảng thời gian đã đủ để thực hiện các phương pháp điều trị nha khoa, trong đó có việc

Nếu nói riêng về kỹ thuật hàn trám răng, mẹ sau sinh đang cho con bú hoàn toàn có thể thực hiện những thủ thuật nếu như:

– Không cần sử dụng quá nhiều thuốc gây tê hoặc thuốc gây mê

– Không cần bất kỳ những loại thuốc nào để hỗ trợ hoặc nếu cần, sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé đang bú sữa mẹ.

– Răng không cần phải điều trị tủy vì dịch vụ này có thể mang đến cảm giác đau và cần thuốc tê để thực hiện.

Nếu chủ là thủ thuật hàn răng thông thường thì mẹ sau sinh có thể yên tâm để đến nha sĩ hàn răng nhé.

hàn răng khi cho con bú

Mẹ sau sinh băn khoăn vì sợ hàn răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé

Tuy nhiên, nếu vấn đề về răng sâu nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tủy răng, thì việc điều trị cần kết hợp vệ sinh sâu để loại bỏ các vi khuẩn bệnh và chữa trị tủy răng (nếu cần) trước khi thực hiện hàn răng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp này, việc sử dụng thuốc tê để làm cho quá trình chữa răng không đau và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái là điều cần thiết.

Nên kê khai đầy đủ về tình trạng sức khỏe của mình từ sau khi sinh cho đến thời điểm hiện tại dể nha sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc tê phù hợp. Đừng lo lắng, vì thuốc gây tê được sử dụng trong nha khoa thường rất nhẹ và không ảnh hưởng đáng kể đến em bé của bạn.

Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng mặc dù lượng thuốc tê không ảnh hưởng đến con bạn, hãy đi khám bác sĩ ngay khi bạn phát hiện các dấu hiệu cho thấy răng của mình đang có vấn đề. Điều này cực kỳ quan trọng, vì nếu không được điều trị kịp thời, vấn đề răng miệng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như viêm tủy hoặc tình trạng chết tủy răng, đặc biệt có thể dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

2. Hàn răng khi đang cho con bú có ảnh hưởng không?

Hàn trám răng là một dịch vụ nha khoa rất đơn giàn, thao tác nhanh cóng và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người làm. Tuy nhiên, do phụ nữ sau sinh và đang cho con bú cần hạn chế cho các chất hóa học, kích thích, tác động hệ thần kinh vào cơ thể vì có thể truyền sang con theo đường sữa mẹ. Vì vậy, không phải trường hợp mẹ cho con bú nào cũng có thể tiến hành hàn răng. Bạn cần đến nha sĩ để được thăm khám xem liệu mình có đủ điều kiện để hàn răng hay không. Nếu không, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một phương án khác tối ưu.

2.1. Có thể hàn răng khi cho con bú trong trường hợp nào?

Hàn răng là kỹ thuật dùng để xử lý những răng có vấn đề như sâu răng, nứt răng, mẻ răng,… Cách hàn là bác sĩ sẽ làm sạch lỗ hổng trên thân răng rồi dùng các vật liệu hàn khác nhau để lấp đầy lỗ hổng đó. Cuối cùng là tiến hành điều chỉnh thẩm mỹ cho răng (đánh bóng răng, điều chỉnh vật liệu hàn,…). Dưới đây là những trường hợp mà việc hàn răng có thể xem xét:

– Răng sâu những đã được điều trị tủy : Hàn răng có thể được thực hiện để phục hình răng sau khi điều trị viêm tủy hoặc răng sâu. Điều này giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào chân răng và gây biến chứng như viêm nhiễm và mất răng.

hàn răng khi cho con bú

Khi nhận thấy răng có vấn đề, cần đi nha sĩ khám ngay

– Răng bị mòn men răng : Nếu răng của bạn bị mòn do tác động của nhiều yếu tố như tật nghiến răng, ăn nhai các thứ cứng, hút thuốc lá, hoặc tiêu thụ đồ ngọt, việc hàn răng có thể cần thiết. Hàn răng trong trường hợp này giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng, cũng như loại bỏ mùi hôi miệng.

– Răng bị sứt mẻ hoặc vỡ nhỏ : Nếu bạn có răng bị sứt mẻ hoặc vỡ nhỏ, việc hàn răng có thể được thực hiện. Quá trình này không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng và mùi hôi miệng.

– Răng thưa kẽ hở nhỏ : Khi răng có khoảng cách quá xa, gây khó khăn trong việc ăn uống hoặc khiến hơi thở không thơm, việc hàn răng để điều chỉnh kẽ hở nhỏ này có thể hữu ích. Việc này thường không ảnh hưởng đến sữa mẹ hoặc sức khỏe của trẻ sơ sinh.

2.2. Hàn răng khi đang cho con bú có ảnh hưởng gì không?

Trước khi thực hiện hàn răng, nha sĩ thường tiến hành xử lý bệnh lý của răng. Nếu răng sâu hoặc bị viêm tủy, nha sĩ sẽ thực hiện việc lấy tủy và làm sạch mô răng sâu. Trong quá trình này, để giảm đau, nha sĩ có thể tiêm thuốc tê. Tuy nhiên, lượng thuốc tê thường được sử dụng rất nhỏ và không gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sữa mẹ và cơ thể của người mẹ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp, có thể thực hiện hàn răng mà không cần tiêm thuốc tê.

3. Cách duy trì răng hàn bền đẹp sau khi thực hiện

– Sau khi hàn được 2 giờ, hạn chế việc ăn uống tối đa nhất có thể : Trong 2 giờ đầu sau khi hàn, nên tránh ăn uống để đảm bảo vật liệu hàn có thời gian đông đặc và bám chắc lên mô răng cũ.

– Loại thức ăn và cách nhai cũng cần được lưu ý : Đối với những người đã hàn răng, cần hạn chế ăn nhai thức ăn cứng, thực phẩm chứa nhiều axit, và đồ ngọt. Ngoài ra, tránh thực phẩm có khả năng làm đổi màu miếng hàn.

– Lựa chọn bàn chải cũng như cách chải răng : Tránh sử dụng bàn chải răng có lông cứng và chà quá mạnh lên miếng hàn, vì điều này có thể làm giảm độ kết dính của vật liệu hàn với bề mặt răng thật.

hàn răng khi cho con bú

Đánh răng đúng cách cũng giúp mối hàn bền hơn

Lưu ý răng việc hàn hăng là kỹ thuật nha khoa truyền thống có độ bền không cao. Do có tuổi thọ thấp (khoảng 3 năm), vết hàn răng có thể bị bong tróc ra và khi đó cần phải được đi hàn lại. Hiện nay, công nghệ hàn răng kiểu mới cũng mang đến một kỹ thuật hàn tốt hơn. Theo đó, nha sẽ sẽ dùng laser để vết hàn cứng hơn, chất liệu hàn cũng có những chất bám li ti để dính vào răng chặt hơn. Điều này đảm bảo rằng kết quả hàn răng sẽ bền lâu hơn và không dễ bong tróc. Quá trình hàn răng bằng công nghệ này diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 30 – 40 phút mà không gây cảm giác đau đớn hoặc ê buốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital