Điểm danh 2 loại vắc xin 5 trong 1 sử dụng phổ biến hiện nay

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Vắc xin kết hợp 5 trong 1 ra đời mang lại nhiều lợi ích đối với trẻ nhỏ. Việc tiêm vắc xin này giúp tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trẻ trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Từ đó, trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, không lo di chứng đến thể chất và trí não. Vậy cha mẹ có biết vắc xin 5 trong 1 phòng những bệnh gì và hiện tại đang có những loại nào không? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu thêm về các loại vắc xin 5 trong 1 qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vắc xin 5 trong 1 là gì?

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin kết hợp, giúp phòng ngừa được 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhau ở trẻ nhỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ em rất dễ mắc phải những bệnh này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Hậu quả trẻ phải chịu rất nặng nề nếu chẳng may mắc bệnh, có thể ảnh hưởng tính mạng với tỷ lệ tử vong cao.

Vì vậy, việc tiêm chủng giúp tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trẻ trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt, tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 giúp giảm số lần tiêm, không chỉ giúp trẻ ít bị đau nhiều lần, mà còn giúp cha mẹ tiết kiệm được thời gian và chi phí tiêm chủng.

Các loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng phổ biến hiện nay

ComBe Five và Pentaxim là hai loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng phổ biến hiện nay

2. Các loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng phổ biến hiện nay

Có hai loại vắc xin 5 trong 1 đang được áp dụng tiêm chủng phổ biến hiện nay. Cụ thể bao gồm:

– Vắc xin ComBe Five (Ấn Độ): Đây là vắc xin được sản xuất bởi công ty Biological E, Ấn Độ. ComBe Five là loại vắc xin mới được áp dụng tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010. Loại vắc xin mới này có thành phần tương tự với vắc xin Quinvaxem và được sử dụng để thay thế Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng (do vắc xin Quinvaxem đã ngưng sản xuất).

– Vắc xin Pentaxim (Pháp): Đây là vắc xin được sản xuất bởi công ty sản xuất dược phẩm Sanofi Pasteurs. Pentaxim là loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng dịch vụ, được tiêm tại các cơ quan trong và ngoài công lập. Loại vắc xin này đang được sử dụng nhiều và được nhiều cha mẹ tin chọn vì có nhiều ưu điểm. Trong đó, ưu điểm vượt trội nhất của vắc xin là có chứa thành phần ho gà vô bào (chỉ chứa thành phần kháng nguyên ho gà đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn ho gà). Chính vì thành phần này nên vắc xin được đánh giá là có phản ứng sau tiêm nhẹ hơn cũng như ít sốt hơn cho trẻ.

3. Hướng dẫn sử dụng cho từng loại vắc xin 5 trong 1

3.1. Chỉ định tiêm chủng cho các loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, cả hai loại vắc xin 5 trong 1 được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế mà lịch tiêm vắc xin của từng trẻ có thể chậm hơn (do tình trạng hết vắc xin hoặc trẻ bị ốm). Tuy nhiên, cần tiêm ngay khi có vắc xin hoặc trẻ đã khỏi bệnh, tránh để quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ vì tiêm không đủ liều. Trước khi tiêm, cha mẹ cần cho trẻ khám sàng lọc và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo mũi tiêm hiệu quả và an toàn.

Chỉ định tiêm chủng cho các loại vắc xin hiện nay

Vắc xin 5 trong 1 được chỉ định tiêm chủng với trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên

Trường hợp không nên thực hiện tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ

– Trẻ có tiền sử bị sốc hoặc phản ứng dị ứng nặng sau lần tiêm trước.

– Sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc có dấu hiệu các chi tím tái, khó thở.

– Trẻ có tình trạng suy giảm chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy thận, suy gan, suy tim,…

– Trẻ bị suy giảm miễn dịch (mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV từ mẹ hoặc đang có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng).

Trường hợp cần hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ

– Trẻ mắc các bệnh cấp tính trong đó đặc biệt nguy hiểm là nhiễm trùng.

– Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc thân nhiệt giảm thấp xuống dưới 35,5 độ C.

– Trẻ mới dùng các thuốc có thành phần globulin trong vòng 3 tháng (trừ trường hợp trẻ đang sử dụng để điều trị viêm gan B).

– Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị thuốc có chứa corticoid trong khoảng 14 ngày.

– Trẻ nhỏ có cân nặng dưới 2 kg.

3.2. Lịch tiêm cho các loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay

Lịch tiêm cho vắc xin ComBE Five 5 trong 1:

– Mũi tiêm 1: lúc 2 tháng tuổi.

– Mũi tiêm 2: Sau mũi 1 khoảng cách là một tháng.

– Mũi tiêm 3: Sau mũi 2 khoảng cách là một tháng.

– Mũi tiêm 4 là mũi tiêm nhắc lại được chỉ định tiêm khi trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu trễ lịch tiêm, trẻ có thể được tiêm sớm ngay sau đó mà không phải tiêm lại từ đầu.

Lịch tiêm cho vắc xin Pentaxim 5 trong 1:

– 3 mũi tiêm đầu: tiêm cho trẻ vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi.

– Mũi tiêm 4 (tiêm nhắc lại): tiêm khi trẻ 16 đến 18 tháng tuổi.

Lịch tiêm vắc xin

Cha mẹ cần nhớ lịch tiêm và tiêm đủ mũi cho trẻ nhằm đảm bảo hiệu quả tiêm phòng tốt nhất

3.2. Các phản ứng phụ có thể xảy ra ở mỗi loại vắc xin 5 trong 1

Vắc xin 5 trong 1 cũng giống với đa số các loại vắc xin khác. Khi đưa vào trong cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại các vi khuẩn có thể gây bệnh. Vì vậy, quá trình tạo kháng thể này có thể dẫn tới một số phản ứng sau tiêm không mong muốn, ví dụ như:

– Sưng, đỏ, cảm giác đau và hơi nhức nhẹ tại vị trí tiêm.

– Sốt nhẹ dưới 38 độ C.

– Ăn uống kém hơn so với bình thường.

Đây là những phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 và có thể tự khỏi sau 24 đến 48 giờ.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ có xuất hiện một số biểu hiện như:

– Sốt cao trên 39 độ C và kéo dài hơn 24 giờ mà không có dấu hiệu hạ sốt.

– Khó thở.

– Nôn trớ, bỏ bú.

– Co giật.

– Phát ban.

Trên đây là những thông tin cần thiết về vắc xin 5 trong 1. Mong rằng thông qua bài viết, cha mẹ đã hiểu hơn về loại vắc xin này, từ đó có quá trình tiêm chủng an toàn cho trẻ. Vắc xin 5 trong 1 nằm trong chương trình tiêm mở rộng quốc gia. Nếu có nhu cầu tiêm dịch vụ với mũi 6 trong 1 giúp phòng ngừa tối đa các loại bệnh trong 1 mũi tiêm, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, cha mẹ có thể cho trẻ đến tiêm tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI luôn sẵn thuốc không phải chờ đợi, miễn phí khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về vấn đề tiêm chủng của bé, các bậc phụ huynh có thể liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp sớm nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital