Dị vật trong mũi triệu chứng có thể khó nhận biết với nhiều đối tượng, nhất là với trẻ em. Trong khi đó, tai nạn này có thể trở thành dị vật đường thở nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Chính vì thế, cần đề phòng, cảnh giác, nhận biết sớm và điều trị sớm cho bản thân cũng như những người xung quanh mình khi phát hiện có dị vật mũi.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng của tình trạng dị vật trong mũi
1.1. Tổng quan
Dị vật trong mũi là một trong những tai nạn tai mũi họng thường được đề cập đến trong cấp cứu. Trong đó, dù ít phổ biến hơn nhưng dị vật mũi vẫn là một trong những vấn đề rất cần được quan tâm, nhất là khi các tai nạn này thường xảy ra với trẻ trong nhà.
Dị vật mũi đa dạng và có thể không xác định về chất liệu, hình dạng bởi chúng có thể là bất cứ đồ vật nào như cúc áo, pin đồng hồ/pin đồ chơi, đồ chơi của trẻ nhỏ, đất nặn, vỏ bút chì, cục tẩy, giấy, viên bi, đồ ăn, đồ trang trí,… Một số dạng sinh vật sống cũng có thể gây nên tình trạng này. Dị vật mũi có thể hình thành do thói quen/sở thích nhét đồ vào mũi của trẻ, hoặc cũng có thể do những tai nạn trong đời sống gây nên.
1.2. Triệu chứng
Tùy hình dạng, kích thước và vị trí dị vật mắc trong mũi mà triệu chứng bệnh của mỗi người cũng có thể được thể hiện khác nhau, có thể rất nổi bật, hoặc có thể không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết. Thông thường, dị vật mũi có thể gây một số triệu chứng như:
– Cảm giác ngứa mũi, nhột trong mũi, thường cảm giác như có gì trong mũi đang chạm vào hoặc kích ứng niêm mạc mũi.
– Tình trạng ngứa mũi, nhảy mũi, thường có xu hướng nhăn mũi
– Chảy dịch mũi. Đây là phản ứng thường thấy khi có dị vật mắc kẹt trong mũi, kích thích niêm mạc mũi tiết ra chất nhầy và chảy dịch mũi. Thông thường, dịch mũi sẽ tiết ra ở một bên cánh mũi – nơi có dị vật. Dịch mũi trong nhưng cũng có thể làm xước niêm mạc mũi và có màu đỏ của máu chảy kèm. Ở giai đoạn sau, khi các vật để quá lâu trong mũi có thể gây viêm nhiễm, biểu hiện ở màu đục và có mùi hôi.
– Đau mũi khi dị vật lớn hoặc sắc nhọn tác động lực lên cánh mũi/niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, người bệnh thường nghẹt mũi vì các vật này choán cánh mũi. Điều này cũng khiến bệnh nhân có sự thay đổi ít nhiều về giọng: giọng mũi hoặc nghe giống bị cảm.
– Sốt. Đây là triệu chứng viêm nhiễm mũi do dị vật lâu ngày làm tổn thương mũi gây nên.
– Thở rít ở mũi. Tình trạng một bên cánh mũi bị lấp sẽ khiến việc thở bị ảnh hưởng, tạo ra tiếng rít ở mũi và tình trạng ngủ ngáy, thở khi ngủ nặng nề.
2. Dị vật trong mũi triệu chứng cần đi khám?
Dị vật mũi có thể được xử lý tại nhà với cách đơn giản như xì mũi, rửa mũi. Điều này được thực hiện với những dị vật nhẹ, hình dạng cố định và không choán hết tầm cánh mũi. Đồng thời, cách này được thực hiện với người lớn biết cách thực hiện các thao tác này.
Bên cạnh đó, những trường hợp người bệnh cần được xem xét nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ. Nên đến viện khám sớm với những trường hợp dị vật mũi như:
– Các loại côn trùng, động vật sống trong mũi
– Dị vật tiến vào quá sâu trong hốc mũi, không thể nhìn thấy được
– Cánh mũi bị choán hết, tại nhà không có dụng cụ phù hợp để lấy dị vật ra khỏi mũi.
– Người bệnh bị chảy máu, viêm nhiễm hoặc tình trạng khó thở.
– Dị vật hai bên mũi.
– Với các trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ tuổi.
3. Xử lý dị vật mũi đúng cách để an tâm sức khỏe lâu dài
Dị vật mũi có thể là tình trạng tai nạn đơn giản, dễ giải quyết. Thế nhưng, nếu không được xử trí đúng cách, chúng sẽ trở nên phức tạp, khó xử lý, thậm chí là để lại những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như viêm nhiễm, áp xe, các vấn đề về đường hô hấp, thậm chí là nghẹt thở, tắc thở.
3.1. Những sai lầm cần tránh khi xử lý dị vật mũi
Chúng ta có thể mắc một số sai lầm rất cơ bản khi xử lý dị vật mũi, nhất là với trẻ nhỏ:
– Cố gắng lấy vật trong mũi ra bằng tay hoặc bằng vật nhọn. Điều này có thể đẩy vật vào sâu hơn trong mũi (với các trường hợp dùng tay), hoặc tạo ra những thương tổn cho mũi cũng như khiến vật lạ bị đẩy vào hốc mũi (với trường hợp dùng vật nhọn).
– Dùng bông hoặc vải bịt cửa mũi để lấy các vật ra khỏi mũi do suy nghĩ: có thể tập trung hơi thở vào cánh mũi còn lại để xì vật ra khỏi mũi. Tuy nhiên, điều này có thể gây tình trạng khó thở và khiến người bệnh hít vào mạnh hơn, làm các vật lạ trong mũi đi vào sâu bên trong hơn. Điều này vô tình khiến người bệnh mắc thêm dị vật mũi cũng như gây tình trạng khó chịu hơn cho bệnh nhân.
– Tự xử lý côn trùng trong mũi, khiến côn trùng, động vật sống hoảng loạn, tiến sâu vào mũi trong hoặc cắn, cào làm mũi thêm kích ứng và bị nguy hiểm, gần viêm nhiễm hơn.
– Xử lý dị vật mũi bằng các cách truyền miệng không có cơ sở mà không đến các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế để thăm khám.
– Để các vật này trong mũi quá lâu đến mức hình thành viêm nhiễm.
3.2. Cách xử lý dị vật mũi
Bên cạnh việc xì mũi, rửa mũi, thì việc gắp dị vật trong mũi sẽ được các bác sĩ tai mũi họng tiến hành đơn giản với kẹp mỏ vịt và kẹp Hartmann. Việc sử dụng phenylephrine trước khi gắp dị vật giúp đơn giản và dễ dàng hơn trong việc tạo không gian trong mũi để gắp, đẩy vật trong mũi ra dễ dàng hơn. Với các vật tròn trơn, bác sĩ sẽ tiếp cận sau vật bằng panh kẹp đầu cùn và đẩy nó về phía trước. Với những vật có thể di chuyển về phía sau gây tắc nghẽn đường thở hoặc sỏi mũi hình thành, việc gây mê trước điều trị là điều cần thiết.
Trong quá trình xử lý, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và xử lý vấn đề nhiễm trùng do dị vật gây ra. Một số tình trạng viêm nhiễm cần sử kháng viêm cũng như rửa mũi một thời gian nhất định sau khi thực hiện điều trị.
Như vậy, dựa vào dị vật trong mũi triệu chứng biểu hiện và hình thái như thế nào mà bệnh nhân nên sớm đến các cơ sở y tế để điều trị đúng cách, nhanh chóng. Không nên để dị vật quá lâu trong mũi cũng như tự ý xử lý không đúng cách, có thể để lại nhiều hậu quả sau này.