Đẻ thường 6kg – Thai to và những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Ngọc Hân

Bác sĩ Sản phụ khoa

Đẻ thường 6kg được xem là cân nặng vượt chuẩn đối với trẻ em sơ sinh. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều “kì tích” vượt cạn của mẹ mang thai to. Vậy sinh con với cân nặng “nhỉnh” hơn so với tiêu chuẩn thì nên mừng hay lo?

1. Trẻ sơ sinh nặng bao nhiêu cân là đạt chuẩn?

Cân nặng đạt chuẩn của trẻ sơ sinh thường nằm trong khoảng từ 2,5 kg đến 4 kg. Tuy nhiên, cân nặng của trẻ sơ sinh có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe của mẹ và thai nhi, tuần thai, giới tính của trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5 kg được xem là thiếu cân. Những đứa trẻ này cần theo dõi sức khỏe cùng với chế độ chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt.

đẻ thường 6kg

Bảng tính cân nặng đạt chuẩn của trẻ sơ sinh (theo WHO)

Ngược lại, trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4 kg lại được xem là thừa cân. Những đứa trẻ này có nguy cơ mắc 1 số bệnh lý từ sớm như: tim mạch, tiểu đường,.. Vậy đẻ thường 6kg được xem là vượt quá so với cân nặng quy định được WHO khuyến cáo.
Tuy nhiên, trọng lượng của trẻ sơ sinh không phải là yếu tố chính quyết định sức khỏe của trẻ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chiều dài vòng đầu, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh lý.

2. Đẻ thường 6kg nên mừng hay lo?

Nếu trẻ có cân nặng quá nhẹ hoặc quá nặng, có thể gặp thêm các rủi ro trong quá trình đẻ thường. Trẻ sơ sinh thiếu cân thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường, cần phải được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai – sinh nở – phát triển về sau. Trong khi đó, trẻ nặng cân có thể gây khó khăn trong quá trình đẻ, tăng nguy cơ chấn thương cho cả mẹ và trẻ.
Tuy nhiên, quyết định về phương pháp sinh con phù hợp sẽ do bác sĩ và người mẹ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như sức khỏe của thai phụ, kích thước bào thai, vị trí của trẻ trong tử cung. Đẻ thường 6kg được xem là trường hợp hy hữu trên Thế giới vì thai lúc này quá to, mang đến nhiều nguy cơ sức khỏe cho 2 mẹ con trong quá trình vượt cạn.

2.1. Tại sao mẹ không nên đẻ thường 6kg?

Dưới đây là một số lý do bác sĩ thường không chỉ định đẻ thường 6kg, thay vào đó là thực hiện phương pháp đẻ mổ đối với thai to:
– Khó khăn trong quá trình đẻ: Kích thước lớn của trẻ có thể gây khó khăn trong quá trình đẻ, kéo dài thời gian chờ đợi, làm tăng nguy cơ mất sức, mất máu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ.
– Nguy cơ cho trẻ: Trẻ nặng cân có thể bị kẹt trong đường sinh, dẫn đến chấn thương cổ, vai, cánh tay hoặc các bộ phận khác của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ bị thiếu oxy trong quá trình đẻ dẫn đến tử vong. Thông thường, các ca sinh nở với thai nhi nặng trên 4kg đã gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Vì vậy, đẻ thường 6kg sẽ càng tăng nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cả 2 mẹ con.

Mẹ thường được chỉ định sinh mổ khi mang thai to

Mẹ thường được chỉ định sinh mổ khi mang thai to

– Nguy cơ chấn thương cho mẹ: Việc đẻ thường trẻ nặng cân làm tăng nguy cơ rách đường sinh môn, mất máu nhiều hơn và các biến chứng nhiễm trùng khác cho mẹ. Hiện nay trên Thế giới, các bác sĩ không khuyến khích mẹ đẻ thường 6kg.
– Tăng nguy cơ sinh thiếu tuần: Trẻ nặng cân thường có xu hướng sinh thiếu tuần thai tiêu chuẩn (sinh trước 37 tuần tuổi). Sinh thiếu tuần, thiếu tháng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ liên quan đến các vấn đề: sức khỏe, trí tuệ,..

2.2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị mang thai to

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu tăng cân nhanh, thai nhi phát triển to gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và quá trình sinh nở sau này:
– Mẹ bị tiểu đường thai kì: Tiểu đường thai kì là vấn đề rất nhiều mẹ bầu gặp phải dẫn đến nguy cơ thai to, mẹ có thể bị tiền sản giật và các vấn đề sức khỏe khác khi sinh nở.
– Thai phụ thừa cân, béo phì: Nếu thai phụ bị béo phì hoặc thừa cân trước khi mang thai và không kiểm soát chế độ ăn uống, cân nặng trong suốt thời kỳ tam cá nguyệt, nguy cơ mang thai to là rất cao. Trong trường hợp này, các biến chứng liên quan đến thai nặng cân cũng trở nên nguy hiểm hơn, bởi béo phì thường gắn liền với các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và các bệnh lý khác.

Mẹ bị tiểu đường thai kì dễ mang thai to

Mẹ bị tiểu đường thai kì dễ mang thai to

– Mẹ đã mang thai nhiều lần, trước đây có tiền sử mang thai to: Tuy không phải nguyên nhân chiếm đa số nhưng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ mang thai nhiều lần sẽ có nguy cơ mang thai to ở những lần tiếp theo. Đặc biệt, nếu mẹ có tiền sử mang thai to thì tỷ lệ nàng tăng cao hơn.
– Thai quá ngày dự sinh: Ngày dự sinh được tính toán dựa trên sự phát triển bình thường của thai nhi, tuy nhiên đôi khi thai sinh muộn hơn so với ngày dự sinh do các nguyên nhân khác nhau. Trong thời gian này, thai nhi tiếp tục phát triển và tăng cân, đặc biệt là khi mang thai kéo dài hơn 40 tuần.
– Chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn nhiều đường và tinh bột: Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột tinh chế, chất bột đường khi mang thai có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, cần có một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Có thể nói, trường hợp đẻ thường 6kg là vô cùng hy hữu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với sản phụ và em bé. Vì vậy, nắm rõ được nguyên nhân tại sao thai to cùng với những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn sẽ giúp chị em chú ý hơn trong thai kì của mình. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cần thiết cho chị em đang mang thai cần biết, hãy kéo xuống để đọc tiếp!

3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để thai kì khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai quyết định lớn để cân nặng và sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không. Vì vậy, mẹ bầu nên ghi nhớ 1 số nguyên tắc trong thực đơn hàng ngày của mình để luôn có thai kì khỏe mạnh:
– Ăn đa dạng và cân bằng: Chọn các loại thực phẩm từ tất cả các nhóm: ngũ cốc, rau củ, trái cây, đạm (thịt, cá, đậu), sữa, các sản phẩm từ sữa. Đa dạng hóa chế độ ăn giúp cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
– Bổ sung acid folic: Acid folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày từ thực phẩm (như lá xanh, đậu, hạt) hoặc viên uống bổ sung.
– Ăn chậm, chia nhiều bữa trong ngày: Để giảm thiểu cảm giác nghẹn, khó tiêu, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính lớn.
– Bổ sung canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D giúp xây dựng và duy trì xương, răng cho mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có thể tìm thấy canxi trong các sản phẩm từ sữa, rau xanh, hạt, cá béo, trứng, sữa có chứa thành phần vitamin D.
– Hạn chế đường, chất béo và muối: Hạn chế đường, chất béo không lành mạnh, muối trong thực phẩm để giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp.
– Uống đủ nước: Mẹ bầu nên uống khoảng 8-10 cốc nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình sản xuất dịch ối.
Trên đây, bài viết đã chia sẻ các thông tin chi tiết về chủ đề: đẻ thường 6kg để các mẹ có thể thông tin hữu ích cho bản thân. Để được tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng để có thai kì khỏe mạnh, mẹ có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital