Em bé lớn như thế nào khi siêu âm thai 14 tuần?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Thai nhi bước sang 14 tuần tuổi có thể được xem giai đoạn dễ chịu đối với tất cả các mẹ bầu. Bởi lúc này, cơ thể của mẹ đã dần thích nghi được tốt hơn với tình trạng mang thai cũng như có thể bắt đầu tập thể dục và đi du dịch trước khi đón con yêu chào đời. Riêng đối với con thì khi siêu âm thai 14 tuần cũng là thời điểm cho thấy cơ thể có những sự phát triển nổi bật. Vậy những điều đó là gì, mẹ hãy cùng khám phá trong bài viết hôm nay nhé!

1. Sự thay đổi của mẹ và bé khi siêu âm thai 14 tuần

Không chỉ duy nhất con mới có sự thay đổi mà đối với mẹ cũng có nhiều các dấu hiệu khác thường xảy ra trên cơ thể. Mỗi mẹ bầu nên nắm rõ về sự phát triển theo từng giai đoạn trong thai kỳ để có thể chủ động hơn cũng như không bị lo lắng nếu như thấy có dấu hiệu bất thường. Những sự thay đổi này như sau:

1.1 Đối với em bé khi siêu âm thai 14 tuần

Mẹ biết không, cứ sau mỗi tuần thì cơ thể của con đã có rất nhiều sự thay đổi và trong lần siêu âm thai 14 tuần này cũng không hề ngoài lệ. Nếu như vào lần siêu âm thai trước đó khoảng vào tuần thứ 8, thứ 9 thì kích thước của con mới chỉ bằng quả nho với sự phát triển tương đối đầy đủ thì trong lần siêu âm này con đã dài khoảng 10 cm chiều dài từ đầu đến mông với kích thước bằng tầm quả chanh và nặng chừng 70 g.

Con đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua đường mũi và đường hô hấp trên, giúp cho các túi khí sơ khai trong phổi của con bắt đầu phát triển. Chân của con cũng đã phát triển dài hơn cánh tay và con đã có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Mặc dù mí mắt vẫn đang khép chặt, nhưng con đã có thể cảm nhận được ánh sáng đấy mẹ ạ. Ví dụ, nếu khi mẹ rọi đèn pin vào bụng mình, con sẽ di chuyển đến nơi khác để tránh tia sáng. Vị giác của con đã hình thành mặc dù không có gì để bé nếm được lúc này.

Tuy nhiên, vào tuần thai này nếu như cân nặng của con nhiều hơn hay bé hơn 70g thì mẹ cũng không nên lo lắng. Bởi vì sự phát triển của mỗi em bé là khác nhau. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ có mẹ biết rằng tình hình cân nặng như vậy ổn hay không, nếu không ổn thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn nhu thế nào để tốt nhất cho thai kỳ.

Hình ảnh em bé khi siêu âm thai 14 tuần

Hình ảnh em bé khi siêu âm thai 14 tuần

1.2 Đối với mẹ khi siêu âm thai 14 tuần

Khi mang thai được 14 tuần thì mẹ có thể nhận thấy lượng dịch âm đạo (vaginal discharge) sẽ tăng lên. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường mẹ nhé, có thể đây là cách cơ thể thay đổi để ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Ham muốn tình dục của mẹ vào thời điểm này có thể cao hơn hoặc giảm đi. Cả hai trạng thái này cũng đều là hoàn toàn bình thường.

Từ tuần 14 mang thai thì tình trạng đen sạm da xung quanh hai bên đầu , dưới vùng nách, vùng bụng bắt đầu có thể biểu hiện rõ ràng. Giống với hầu hết các phụ nữ mang thai khác thì mẹ cũng có thể nhanh chóng nhận thấy một đường sẫm màu được kéo dài từ trung tâm bụng xuống phía dưới vùng kín. Vùng da xung quanh phần lỗ rốn, nách hoặc đùi trong có thể cũng sẽ bị đen sạm, đặc biệt nếu Mẹ có làn da sậm màu. Thông thường tình trạng tăng sắc tố da khiến cho da bị sẫm màu này sẽ mờ đi sau khi sinh.

Vào thời điểm này, cơ thể của mẹ dường như đã thích ứng tốt hơn với tình trạng mang thai, những cơn ốm nghén giảm đi đáng kể, kích thước vùng bụng đã bắt đầu nhìn thấy rõ hơn. Cân nặng của mẹ ở tuần thai này cũng tăng lên khoảng 2kg, có cảm giác thèm ăn, bỗng nhiên lại bị thu hút bởi những món mà trước kia hoàn toàn không thích. Ngoài ra, bắt đầu từ tuần này mẹ cũng sẽ cảm thấy răng nướu của mình trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị chảy máu hơn trong khi đánh răng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do cơ thể của mẹ  thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho nướu trở nên nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây nên mảng bám. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn vặt nhưng lại không chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chảy máu chân răng. Mẹ bầu lưu ý, nên thực hiện đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để tránh cho các bệnh về răng miệng như là viêm lợi, viêm nướu răng phát sinh.

Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi 14 tuần

Từ tuần 14 mang thai thì tình trạng đen sạm da xung quanh hai bên đầu vú, dưới vùng nách, vùng bụng bắt đầu có thể biểu hiện rõ ràng

2. Những chỉ số của em bé khi siêu âm thai 14 tuần

Những chỉ số của thai nhi vào thời điểm siêu âm 14 tuần sẽ bao gồm như sau:

– Chỉ số BPD: Được gọi là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé sẽ dao động trong khoảng từ 19-31mm và trung bình là 25mm.

– Chỉ số FL: Bắt đầu từ tuần thai thứ 14, trong quá trình siêu âm bác sĩ đã có thể đo được chiều dài xương đùi của bé khoảng 14mm.

– Chỉ số CRL : Được gọi là chỉ số về chiều dài đầu mông của thai nhi vào thời điểm này đã phát triển hơn một chút đã tăng lên khoảng là 87mm. Đặc biệt, ở tuần thứ 14 này, em bé đã bắt đầu có dấu hiệu hơi duỗi chân rồi mẹ nhé.

– Chỉ số HC : Được gọi là chỉ số chu vi đầu của con đã có thể đo được và nằm trong khoảng từ 91- 103mm, thường là 97mm.

– Chỉ số AC: Được gọi là chỉ số chu vi vùng bụng của thai nhi dao động từ 72 – 104mm và trung bình là 88mm.

Những chỉ số khi siêu âm tuần 14 như là: BPD, FL, CRL, HC, AC

Những chỉ số khi siêu âm tuần 14 như là: BPD, FL, CRL, HC, AC

3. Chế độ dinh dưỡng vào 3 tháng giữa thai kỳ cho mẹ bầu

Thời điểm siêu âm thai 14 tuần là khi mà mẹ đã chính thức bước vào giai đoạn giữa thai kỳ. Đây có thể được xem là hành trình mà con phát triển vô cùng mạnh mẽ. Bởi vậy, việc chú ý bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng hay các loại vitamin là điều mà tất cả mẹ bầu đều cần phải đặc biệt lưu ý.

Giai đọan 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn mà thai nhi phát triển về khung xương cũng như chiều cao. Vì thế, mẹ cần chú ý ăn các loại thực phẩm giàu can xi, kẽm như là: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần phải bảo đảm cung cấp đủ canxi 1200mg/ngày và ngoài chế độ ăn thông thường cần uống thêm 6 đơn vị sữa/ngày. Trong đó, với một đơn vị ăn của sữa và chế phẩm sữa cung cấp 100mg canxi tương đương: 1 miếng phô mai có trọng lượng bằng 15g, 1 hộp sữa chua 100g, 1cốc sữa dạng lỏng 100ml. Sữa dạng lỏng có thể uống như là sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc sữa bột pha có chứa hàm lượng 100mg canxi trong 100ml sữa.

Những mẹ bầu mang thai trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ thì mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa. Điều này tương đương với 30g phô mai (2 miếng phô mai) + 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) + 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ). Bên cạnh chú ý về chế độ dinh dưỡng thì người mẹ cần tiếp tục uống bổ sung viên sắt/acid folic và các vitamin khác theo hướng dẫn của bác sĩ đã yêu cầu.

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Giai đọan 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn mà thai nhi phát triển về khung xương cũng như chiều cao. Vì thế, mẹ cần chú ý ăn các loại thực phẩm giàu can xi, kẽm như là: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này của chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ hơn về những thay đổi cơ bản trong lần siêu âm thai 14 tuần này. Hiện tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có các chương trình thai sản trọn gói hấp dẫn với chi phí phải chăng, phục vụ mẹ bầu từ A-Z giúp mẹ đi sinh mà không cần phải chuẩn bị bất kỳ thứ gì. Bên cạnh đó, Thu Cúc còn quy tụ đội ngũ bác sĩ Sản khoa hùng hậu, trình độ chuyên môn cao đến từ các bệnh viện tuyến đầu như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Phụ sản Trung Ương… giúp mẹ an tâm vượt cạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital