Đau lưng bên phải là biểu hiện của bệnh gì?

Mỗi cơn đau lưng đều bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, biểu hiện của một số bệnh lý khác nhau do đây là vị trí tập trung của nhiều bộ phận. Vì vậy, sớm nắm rõ các nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm là điều hết sức cần thiết.

Đau lưng bên phải là bệnh gì?

Đau lưng bên phải có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

– Các bệnh về cơ lưng hoặc cột sống

Thoát vị đĩa đệm: Do lão hóa hoặc hao mòn tự nhiên khiến các chất nhầy ở trong trung tâm đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài, sau đó chèn vào các dây thần kinh hoặc ống sống gây ra những cơn đau thắt lưng, đau lưng bên phải.

Đau lưng bên phải là bệnh gì

Đau lưng bên phải có thể do các bệnh lý về xương khớp gây nên (ảnh minh họa)

Thoái hóa cột sống: Bệnh liên quan đến quá trình lão hóa của cơ thể, làm gia tăng áp lực lên các bộ phận xung quanh cột sống như: đĩa đệm, sụn khớp, dây thần kinh… gây đau thắt lưng bên phải, có thể lan xuống hông và hai chân.

Đau lưng bên phải còn là biểu hiện của bệnh: đau thần kinh tọa, dây chằng bị căng quá mức hoặc bị rách, đau dây thần kinh liên sườn…

– Bệnh về hệ tiết niệu:

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi có sự xuất hiện của vi khuẩn dẫn đến đau lưng phải gần mông kèm theo tiểu ra máu, tiểu buốt

Thận nằm ở hai bên cột sống, dưới lồng ngực. Nếu thận phải bị nhiễm trùng, kích thích hoặc viêm thì có thể gây đau lưng bên phải. Các vấn đề về thận dễ gặp phải gồm sỏi thận và nhiễm trùng thận. Bệnh nhiễm trùng thận ngoài đau lưng còn có thể kèm theo triệu chứng tiểu đục, sốt, buồn nôn và nôn.

– Bệnh viêm ruột thừa: Ruột thừa là một ống nhỏ gắn vào ruột già và nằm ở phía dưới bên phải của cơ thể. Viêm ruột thừa làm cho ruột thừa sưng lên gây đau và đầy bụng, bắt đầu đau ở gần rốn và dần dần kéo dài sang bên phải, cơn đau thường tồi tệ hơn khi di chuyển hoặc ấn vào các khu vực đau.

– Ở phụ nữ đau lưng bên phải có thể là do:

Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung ở buồng trứng phải và ống dẫn trứng, nó gây kích thích cơ quan và mô xung quanh gây ra đau lưng dưới bên phải.

Mang thai: Đau lưng 2 bên trái, phải là hiện tượng phổ biến trong suốt thai kỳ.

– Ở nam giới: Xoắn tinh hoàn cũng gây đau lưng phải do khi dây tinh trùng mang máu đến tinh hoàn bị xoắn lại, dẫn đến lượng máu đến tinh hoàn bị giảm nghiêm trọng hoặc thậm chí bị cắt đứt hoàn toàn.

Nguyên nhân đau lưng bên phải

Đau lưng bên phải không chỉ là hậu quả của những bệnh lý. Trên thực tế có rất nhiều người không mắc phải bệnh lý nào dẫn đến đau lưng nhưng vẫn gặp phải những cơn đau lưng và đau lưng bên phải, điều đó được lý giải do các nguyên nhân sau:

– Thói quen sinh hoạt: thường xuyên vác vật nặng ở bên phải, ngồi lâu, ngồi nhiều, nằm ngủ sai tư thế, thức khuya… khiến nguy cơ tổn thương cột sống tăng cao.

Nguyên nhân đau lưng bên phải

Thường xuyên vác vật nặng, ngủ sai tư thế hoặc ngồi quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng bên phải (ảnh minh họa)

– Do lão hóa tự nhiên: sự bào mòn, thoái hóa theo thời gian của các cơ xương khớp khi tuổi cao khiến tình trạng đau lưng diễn ra thường xuyên hơn.

– Thiếu chất, thiếu dinh dưỡng: Thiếu canxi, magie, vitamin,… sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, loãng xương, gây ra tình trạng đau xương khớp.

– Do chấn thương, tai nạn: Những va đập, tác động mạnh lên vùng lưng bên phải, cột sống cũng là nguyên nhân nhiều người gặp phải.

Cách chữa trị đau lưng bên phải

Khi có dấu hiệu đau lưng bên phải không rõ nguyên nhân phải đi khám để có những chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu nguyên nhân do sỏi thận,… thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tiến hành phẫu thuật để điều trị tận gốc bệnh.

Nếu đau lưng phải do lao động quá sức, ngồi hoặc đứng làm việc sai tư thế nhưng không bị chấn thương, người bệnh có thể tìm đến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn phù hợp nhất.

Cách điều trị đau lưng bên phải

Đi khám khi có dấu hiệu đau lưng để xác định nguyên nhân của gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp

– Để phòng ngừa đau lưng bên phải bạn cần lưu ý những điều sau:

Có những bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp thư giãn xương khớp, tăng sự dẻo dai cho cơ thể, tránh những bài tập thể dục quá mạnh, tránh khuân vác đồ nặng…

Cần có chế độ ăn uống hợp lý và điều độ: nên ăn thực phẩm có hàm lượng canxi để nuôi xương chắc khỏe, dẻo dai để phòng chống các bệnh về xương khớp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital