Đột quỵ đứng tại hàng đầu trong những nguyên nhân dẫn tới tử vong đối với phụ nữ. Những dấu hiệu đột quỵ ở nữ có thể giúp cho người bệnh nhân diện, thăm khám và điều trị sớm tình trạng nguy hiểm này.
Menu xem nhanh:
1. Đánh giá về tình trạng đột quỵ ở nữ giới
1.1 Tình trạng và nguy cơ đột quỵ ở nữ giới hiện nay
Nữ giới là đối tượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh đột quỵ do có nhiều đặc thù giới như: thời kỳ mãn kinh, huyết áp cao do mang bầu, uống nhiều thuốc tránh thai, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc béo phì…
Nhiều nghiên cứu cho thấy nữ giới ở độ tuổi trên 35 tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nam giới cùng tuổi, trong đó đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm tỷ lệ rất cao. Đột quỵ có thể tăng bởi nhiều yếu tố trong đó có các bệnh lý nền, cụ thể như sau:
– Phụ nữ thọ hơn đàn ông và tuổi cao khiến nguy cơ đột quỵ tăng
– Phụ nữ thường dễ tăng huyết áp hơn so với nam giới và cao huyết áp là nguyên dẫn tới đột quỵ bởi thiếu nội tiết tố thời kỳ mãn kinh, sinh con, thừa cân, béo phì, phẫu thuật loại bỏ tử cung
– Uống thuốc tránh thai kết hợp giữa estrogen và progestin kéo dài có thể khiến đột quỵ não tăng mạnh, lạm dụng thuốc tránh thai có thể dẫn tới nguy cơ đông máu và cao huyết áp dẫn tới thiếu máu cục bộ
– Phụ nữ có tình trạng béo phì, tim mạch, đái tháo đường, rung nhĩ…
– Phụ nữ có thể bị trầm cảm nhiều hơn so với nam giới và do vậy dẫn đến rối loạn giấc ngủ, ăn uống sinh hoạt kém khiến cơ thể yếu liệt và hệ thần kinh hoạt động quá mức dẫn tới đột quỵ.
1.2 Những dấu hiệu bệnh đột quỵ ở nữ giới
Những dấu hiệu đột quỵ ở cả hai giới tính đều không rõ nên người bệnh khó có thể phát hiện và đi chữa trị sớm. Những dấu hiệu chung của đột quỵ hai giới là: không giữ được thăng bằng, yếu liệt một bên hoặc hai bên cơ thể, méo miệng, nói ngọng, nói đỡ, nhìn mờ và đau đầu dữ dội…
Những dấu hiệu thường thấy ở nữ giới khi đột quỵ bao gồm:
– Chảy xệ một bên mặt trái hoặc phải
– Đau đầu với cường độ mạnh mẽ
– Cơ thể mệt mỏi, rã rời thậm chí bị ngất
– Ngực bị đau đột ngột kèm nấc cụt kéo dài.
Bên cạnh đó, trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị ảo giác, kích động hoặc mất phương hướng.
1.3 Nguyên nhân gây nên những dấu hiệu đột quỵ ở nữ giới
Bên cạnh các yếu tố về bệnh lý nền, thói quen sinh hoạt xấu cũng có thể làm tăng khả năng đột quỵ xảy ra(hút thuốc, sử dụng chất kích thích, stress, mất ngủ và ít vận động cơ thể…). Bên cạnh đó có các yếu tố chuyên biệt ở nữ giới như sau:
– Chứng tiền sản giật dẫn tới tăng huyết áp đột ngột dẫn tới đột quỵ
– Thói quen uống thuốc tránh thai hoặc bổ sung nội tiết tố nữ, tăng nguy cơ thừa cân và đông máu
– Liệu pháp thay thế hormone dùng để giảm rối loạn ở thời kỳ mãn kinh, nếu lạm dụng có thể dẫn tới đông máu và tăng triglyceride máu khiến đột quỵ có thể xảy ra
– Mắc bệnh rung nhĩ khiến hình thành huyết khối trong tâm nhĩ dẫn tới trôi theo máu đến não làm tắc mạch máu gây đột quỵ. Tỷ lệ rung nhĩ ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới.
2. Cách xử lý cho phụ nữ khi bị đột quỵ
2.1 Hướng dẫn cấp cứu cho nữ giới bị đột quỵ
Đối với cả hai giới thì đột quỵ là tình trạng nguy cấp và khi phát hiện dấu hiệu cần đi cấp cứu ngay để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Trước đó, khi thấy biểu hiện của đột quỵ. bạn cần đánh giá người bệnh thông qua những vấn đề sau:
– Hoạt động cánh tay của người bệnh, nếu không thể nhấc cánh tay lên giữ 5 giây thì có thể là đột quỵ
– Nụ cười: nếu người bệnh cười không đối xứng và miệng lệch sang một bên thì có thể là đột quỵ
– Ngôn ngữ: Nếu người bệnh mất khả năng nói hoặc không thể phát âm rõ ràng thì có thể là đột quỵ.
Lúc này bạn không nên tốn thời gian với việc rạch da hoặc cạo gió, không cho người bệnh ăn uống để tránh mắc nghẹn mà nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay. Thời gian “vàng” cấp cứu và điều trị là khoảng 3-4 giờ đầu tiên sau khởi phát triệu chứng nên cấp cứu sớm sẽ đảm bảo nhiều chức năng trên cơ thể người bệnh.
2.2 Điều trị bệnh đột quỵ cho nữ giới
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp chẩn đoán hình ảnh(MRI, CT) để kiểm tra và đánh giá tình trạng khác nếu có để xử lý phù hợp.
– Đối với phụ nữ đột quỵ nhồi máu não, cần sử dụng thuốc theo chỉ định. Nếu cục máu đông lớn thì cần can thiệp nội mạch để lấy huyết khối giúp lưu thông não bộ.
– Sau khi được cấp cứu và can thiệp điều trị có thể hồi phục tuy nhiên có thể gặp phải một số tình trạng như: suy nhược, cáu gắt, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, trí nhớ kém… Tuy nhiên tình trạng này sẽ khác nhau ở mỗi người và nếu muốn phục hồi tối ưu bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng, học ngôn ngữ, vật lý trị liệu và vận động cơ thể.
2.3 Phòng ngừa sớm đột quỵ ở nữ giới như thế nào?
Để phòng tránh đột quỵ một cách khoa học nhất, phụ nữ cần:
– Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng dưỡng chất
– Duy trì cân nặng phù hợp, mức BMI hợp lý theo tiêu chuẩn
– Bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe như thuốc lá và rượu bia
– Tập luyện thể thao và kiểm soát huyết áp ở mức hợp lý
– Theo dõi tình trạng sức khỏe kỹ hơn sau khi mang thai và sinh con
– Kiểm soát các bệnh lý đặc biệt là tim mạch, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường…
– Hạn chế thói quen ăn uống có hại như ăn nhiều chất béo, nhiều muối, đồ chiên dầu, đồ ăn sẵn…
Trên đây là những thông tin quan trọng về dấu hiệu đột quỵ ở nữ, bạn đọc và tham khảo để bảo vệ sức khỏe cho gia đình của mình nhé!