Áp xe amidan là biến chứng từ bệnh viêm amidan không điều trị triệt để. Thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, vào thời điểm chuyển mùa và thời tiết thay đổi. Vậy dấu hiệu áp xe amidan gồm những gì, tìm hiểu ngay trong bài viết này để nắm rõ hơn và có phương pháp điều trị kịp thời nhé.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân hình thành áp xe amidan
Áp xe amidan là hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm tấy và hóa mủ tổ chức liên kết lỏng lẻo nằm quanh amidan. Bệnh hình thành từ tình trạng viêm amidan cấp mủ không được điều trị dứt điểm. Ngoài ra, viêm amidan mạn và viêm amidan hốc mủ cũng có thể gây nên biến chứng áp xe amidan. Lúc này, vi khuẩn sinh sôi và phát triển liên tục tạo thành ổ nhiễm khuẩn và lan rộng ra các khu vực xung quanh amidan nên hình thành tình trạng áp xe tại đó.
Ngoài ra người bị viêm amidan có thêm các yếu tố như nhiễm trùng răng, nướu, bị bệnh bạch cầu đơn nhân,…thì cũng có nguy cơ bị áp xe amidan.
2. Áp xe amidan có những dấu hiệu cụ thể nào?
Dấu hiệu của tình trạng áp xe amidan được đánh giá có phần nặng hơn so với viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn. Bệnh được chia thành hai dạng, dấu hiệu phổ biến và dấu hiệu hiếm gặp.
2.1. Dấu hiệu áp xe amidan phổ biến
Những người bị áp xe amidan sẽ thường gặp các triệu chứng phổ biến như:
– Sốt vừa hoặc cao
– Đau rát họng liên tục
– Tai và góc hàm bị ảnh hưởng, cảm giác đau nhức mỗi khi nuốt nước bọt hay ăn uống
– Chảy nước dãi thường xuyên do không nuốt được
– Khó khăn khi há miệng, hơi thở có mùi hôi
– Môi khô, lưỡi bẩn
– Cơ thể mệt mỏi do sốt, mất điện giải và do độc tố của vi khuẩn
– Giọng nói thay đổi, khó nghe do eo họng bị thu hẹp
– Khu vực cổ, góc hàm có dấu hiệu bị sưng, đau khi chạm vào
2.2. Dấu hiệu áp xe amidan hiếm gặp
Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng áp xe amidan có thể xuất hiện các triệu chứng, biến chứng nghiêm trọng. Dễ dàng nhận ra đó là:
– Chỗ áp xe phồng nhất tự vỡ, các chất mủ gây nhiễm lan đến cổ họng, miệng và ngực
– Cảm giác khó thở do tắc nghẽn cổ họng
– Nhiễm trùng phổi: sốt cao lên tới 40 độ C, tức ngực, mệt mỏi, khò khè,….
– Phù nề thanh quản: khan tiếng, mất tiếng
– Viêm tắc xoang hang
– Nhiễm khuẩn huyết: sốt cao, ớn lạnh, đau nhức toàn cơ thể, hạ huyết áp, vùng da đổi màu,…
Nếu gặp một trong những triệu chứng nguy hiểm trên cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để có phương pháp can thiệp kịp thời. Hơn nữa ngăn chặn những hệ lụy xấu có thể xảy ra tới sức khỏe của chính mình.
3. Cách điều trị và phòng ngừa áp xe amidan hiệu quả
Để chẩn đoán áp xe amidan, bác sĩ sẽ quan sát cổ họng và miệng. Từ đó, có thể có yêu cầu làm xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu dịch trong họng để chắc chắn đưa ra kết luận chính xác. Thêm vào đó, các phương pháp chụp CT, chụp X-quang hay siêu âm cũng được chỉ định nếu cần. Và sinh thiết tế bào họng hoặc dịch trong ổ áp xe để xác định vi khuẩn.
3.1. Điều trị áp xe amidan
Cần lưu tâm ngay từ đầu các dấu hiệu áp xe amidan để có thể điều trị, can thiệp kịp thời tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng toàn thân. Có 3 cách điều trị áp xe amidan bao gồm:
– Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, áp dụng với trường hợp phát hiện sớm, có dấu hiệu nhẹ. Thuốc kháng sinh Penicillin được dùng phổ biến. Ngoài ra 2 loại kháng sinh là Clindamycin và Erythromycin cũng được sử dụng thay thế nếu người bệnh dị ứng với Penicillin.
– Chích rạch áp xe amidan, áp dụng trong trường hợp ổ áp xe có kích thước lớn. Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khoang miệng, sau đó đưa kim tiêm vào ổ áp xe và hút mủ ra bên ngoài.
– Cắt amidan: với những người hay tái phát amidan thường xuyên thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan để ngăn ngừa hình thành khối áp xe và các biến chứng nặng hơn.
3.2. Phòng ngừa áp xe amidan
Một số cách giúp phòng ngừa áp xe amidan hiệu quả, người bệnh nên lưu ý và thực hiện:
– Hạn chế dần dần và bỏ thói quen hút thuốc lá.
– Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc miệng bằng nước muối trước khi đánh răng.
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngăn chặn bụi bẩn từ môi trường xâm nhập vào bên trong khoang miệng, cổ họng.
– Thăm khám định kì 6 tháng/lần để đảm bảo phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời, triệt để.
Trên đây là những dấu hiệu áp xe amidan mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn thêm hiểu biết cũng như dự phòng các phương pháp điều trị, ngăn ngừa để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.