Đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ là việc mà các mẹ khi sinh mổ đều phải thực hiện. Vậy thực hiện đặt ống thông tiểu có ảnh hưởng gì hay không? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Những điều cần biết về đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ
1.1 Thủ thuật đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ
Đặt ống thông tiểu là thủ thuật đặt một ống thông mềm vào trong bàng quang thông qua ống thông niệu đạo hoặc một lỗ nhỏ được tạo ra nhằm làm rỗng ống bàng quang và thu nước tiểu thoát ra ngoài. Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ cần đặt một ống thông tiểu giúp cho việc đi vệ sinh của mẹ được dễ dàng và ống thông này sẽ được tháo sau 3-4 ngày sinh.
Mục đích của việc đặt ống thông tiểu cho các mẹ sinh mổ là bởi vì trong quá trình sinh bác sĩ sẽ gây tê màng cứng để giảm đau chính vì vậy cơ thể sẽ mất đi phản xạ vệ sinh do bàng quang không còn cảm giác để hoạt động bình thường.
Trong một số trường hợp các sản phụ sau khi được rút ống thông tiểu sẽ gặp phải tình trạng bí tiểu, đau rát khi tiểu do việc rút ống tiểu nhưng hiện tượng này sẽ biến mất sau một thời gian.
1.2 Đối tượng cần đặt ống thông tiểu
Đặt ống thông tiểu thông tiểu không chỉ được đặt trong trường hợp mổ đẻ mà còn được thực hiện trong các trường hợp bí tiểu. Khi bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh, với mục đích làm rỗng bàng quang cũng như hỗ trợ điều trị một số các loại bệnh.
Cụ thể, việc đặt ống thông tiểu sẽ được thực hiện trong một số trường hợp cần thiết sau đây:
– Bệnh nhân bị tắc nghẽn ống nước tiểu do sẹo hoặc bệnh phì đại tuyến tiền liệt
– Bàng quang bị suy yếu
– Cần dẫn lưu bàng quang sau quá trình gây tê màng cứng trong sinh mổ
– Cung cấp thuốc trực tiếp vào bàng quang hỗ trợ cho việc điều trị bệnh ung thư bàng quang
Việc đặt ống thông tiểu sẽ không được thực hiện thường xuyên, ống thông sẽ được lấy ra khi toàn bộ nước tiểu đã được lấy ra khỏi bàng quang. Quá trình đặt ống thông sẽ không gây đau đớn, tuy nhiên với một số bệnh nhân chưa quen sẽ cảm giác hơi khó chịu nên bác sĩ có thể sử dụng gel giảm đau. Đa phần với những trường hợp thường xuyên đặt ống thông thì phương pháp này hoàn toàn không gây ảnh hướng cũng như đau đớn.
2. Một số loại ống thông tiểu
2.1 Ống thông tiểu ngắt quãng
Ống thông tiểu ngắt quãng thường được sử dụng một lần và lấy ra ngay sau khi bàng quang rỗng. Ống trước khi được đưa vào bàng quang sẽ được khử trùng, sau đó một đầu sẽ được đưa qua đường niệu đạo vào bàng quang, đầu còn lại ở ngoài sẽ để hở hoặc được nối với một túi để đựng nước tiểu khi thoát ra ngoài.
Khi nước tiểu được rút hết ra sẽ rút ống thông và mỗi lần sẽ sử dụng một ống thông mới. Việc đặt ống thông có thể do y tá, bác sĩ thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn. Loại ống thông này thường được sử dụng cho những bệnh nhân phải sử dụng ống thông trong thời gian ngắn.
2.2 Ống thông tiểu liên tục
Đối với các bệnh nhân không thể tự sinh hoạt hoặc nằm liệt thì sẽ được sử dụng loại ống thông này và đầu thoát nước tiểu sẽ được nối với túi đựng gần sát sàn nhà giúp cho việc thoát nước tiểu dễ dàng hơn, hoặc trường hợp bệnh nhân có thể đi lại thì túi nước tiểu sẽ được buộc dưới chân để tiện cho việc di chuyển.
Đối với các bệnh nhân không thể tự sinh hoạt hoặc nằm liệt thì sẽ được sử dụng loại ống thông này và đầu thoát nước tiểu sẽ được nối với túi đựng gần sát sàn nhà giúp cho việc thoát nước tiểu dễ dàng hơn. Trường hợp bệnh nhân có thể đi lại thì túi nước tiểu sẽ được buộc dưới chân để tiện cho việc di chuyển.
3. Chú ý khi đặt ống thông tiểu
3.1 Yêu cầu đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ
Đặt ống thông tiểu trong quá trình mổ đẻ là một thủ thuật rất phổ biến, không chỉ riêng với những sản phụ mổ đẻ mà còn rất nhiều các trường hợp bệnh nhân với nhiều bệnh khác nhau. Tuy phổ biến và thường xuyên được thực hiện, nhưng việc đặt ống thông cũng vẫn có những điều cần phải chú ý như:
– Mọi thao tác đặt ống đều phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, đồng thời thiết bị và ống đặt đều phải được vệ sinh một cách cẩn thận, tránh trường hợp nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn.
– Cần cố định ống thông ngay khi đặt, để tránh tình trạng làm tổn thương bàng quang, với các trường hợp đẻ mổ thì dạng ống thông được dùng phải là loại ống thông mềm.
– Khi hoạt động cần phải đảm bảo ống thông vẫn được nối với túi đựng nước tiểu, tránh làm cong, gập để giúp cho việc thông nước tiểu trở nên dễ dàng hơn.
Với một số trường hợp sinh mổ nhưng kéo dài việc đặt ống thông, sẽ dễ dẫn đến việc sức khỏe ảnh hưởng cùng nguy cơ nhiễm trùng cao. Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyên mẹ nên cố tự đi vệ sinh sớm nhất có thể.
3.2 Chăm sóc thai phụ sau khi đặt ống thông tiểu
Để đảm bảo rằng việc đặt ống thông tiểu cho mẹ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cần lưu ý một số điều như:
– Cố định ống đúng cách để tránh làm tổn thương bàng quang của mẹ
– Cần thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục để tránh việc bị nhiễm trùng, đồng thời luôn giữ cho hệ thống thông khô ráo và tốt nhất là cách bàng quang hơn 60cm.
– Sản phụ cần được thay ống thông sau 5-7 ngày, để đảm bảo vệ sinh tùy theo chất liệu của ống thông.
Ngoài ra, bạn cần thường xuyên kiểm tra ống thông để xem có bị cong, gập hoặc xoắn làm ảnh hưởng đến quá trình thoát nước tiểu hay không. Tuyệt đối không sử dụng các loại kem bôi, kem dưỡng hoặc xịt khi ống thông vào cơ thể. Thay hoặc xả túi nước tiểu từ 2-4 giờ một lần hoặc đầy nửa túi có là có thể thay được, sau khi thay nên rửa tay để đảm bảo vệ sinh.