Coi chừng trụy mạch và tử vong vì sốt xuất huyết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Số xuất huyết hoàn toàn có thể điều trị khỏi triển để nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì coi chừng trụy mạch và tử vong vì sốt xuất huyết.

1. Coi chừng trụy mạch và tử vong vì sốt xuất huyết

Bệnh SXH, thời kỳ sốt khoảng 3-7 ngày, ủ bệnh khoảng 1 tuần, sau đó sốt và sốt cao đột ngột, đau người, đau mình mẩy, đau hốc mắt, đau vùng thái dương, 3 ngày sau có thể có biểu hiện nôn, buồn nôn và thường hạ sốt đi.

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm

Ở giai đoạn hạ sốt người bệnh tiểu cầu có thể giảm xuống dưới 100.000/mm3, dễ cô đặc máu, xét nghiệm hematocrit có thể tăng trên 20% so với ban đầu. Đây là những dấu hiệu rất nguy hiểm. SXH rất dễ chảy máu trong khi đánh răng hay vết tiêm, có thể xuất huyết tiêu hoá, nôn ra máu… Biểu hiện nguy hiểm nhất của SXH là sốc và tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Theo các chuyên gia, SXH được khẳng định là bệnh nguy hiểm và diễn biến cấp tính, đặc biệt là có thể dẫn tới trụy tim mạch và tử vong. Nguyên nhân là do người bệnh chủ quan, lơ là, tự mua thuốc về nhà điều trị, tự mời bác sĩ tư đến nhà truyền dịch và không có sự theo dõi của cơ quan y tế. Khi quá nặng mới đưa đến bệnh viện thì việc cứu chữa sẽ rất khó khăn.

Trụy mạch và tử vong vì sốt xuất huyết là biến chứng nguy hiểm nhất do sốt xuất huyết gây nên

Trụy mạch, tử vong là biến chứng nguy hiểm nhất do sốt xuất huyết gây nên

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, người dân khi bị sốt xuất huyết thì cần phải rất thận trọng không tự ý mua thuốc, không tự uống thuốc hạ sốt, nên tăng cường bù dịch bằng đường uống (như sử dụng oresol hoặc nước hoa quả), tránh lạm dụng truyền dịch tại nhà và cần phát hiện sớm các dấu hiệu tiền sốc như co giật, run rẩy, chân tay lạnh, sốt cao… thì cần phải đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

2. Dinh dưỡng cho bệnh nhân SXH: Quan trọng là bù nước

Về vấn đề ăn uống khi bị SXH do cơ thể thường mất nước nên cần bù nước, nhất là nước hoa quả (ưu tiên các loại có nhiều natri, kali như: nước dừa, nước chuối xay, nước hồng xiêm chín nghiền…) và dùng oresol để bù lại lượng nước mất đi.

Người bệnh không được kiêng khem quá mà phải dinh dưỡng đủ chất, hợp lý, giàu vitamin, khoáng chất, đủ năng lượng để giúp cho sức đề kháng cơ thể tăng lên chống đỡ bệnh tật. Tăng cường những loại có nhiều vitamin C tốt để bảo vệ thành mạch, chống yếu thành mạch, đỡ nguy cơ xuất huyết, do đó cần tăng các loại nước quả như cam, quýt, bưởi, chanh…

Thăm khám để được chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh không nên dùng thực phẩm có màu sẫm quá, nhất là màu đỏ vì trong quá trình xuất huyết nếu bị nôn ra máu hoặc xuất huyết tiêu hoá mà thức ăn giống như máu thì mình không phân biệt được.

Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, truyền cái gì và khi nào cần thăm khám, không nên để quá nặng dẫn đến tình trạng khó cứu chữa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital