Có nên nắn chỉnh răng khểnh không thưa bác sĩ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Câu hỏi:

“Xin chào bác sĩ! Dù được khen duyên nhưng em lại cảm thấy răng khểnh rất vướng víu, khó chịu. 2 chiếc răng khểnh của em thường xuyên bị mắc thức ăn lại khiến việc vệ sinh rất khó khăn. Em muốn sở hữu hàm răng đều đẹp nhưng không biết có nên nhắn chỉnh răng khểnh không và phương pháp xử lý an toàn nhất là gì ạ?

(Hồng Hạnh – 23 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Cảm ơn Hồng Hạnh đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Với thắc mắc “Có nên nắn chỉnh răng khểnh không?”, trực tiếp bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái – Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt sẽ có giải đáp chi tiết.

Những sự thật về chiếc răng khểnh mà bạn cần biết

Răng khểnh xuất hiện do đâu?

Thống kê thực tế có đến 70% dân số gặp các vấn đề về răng miệng như: Răng thưa, răng hô/móm, răng khấp khểnh,… Trong đó, tỷ lệ sở hữu răng khểnh là thường gặp hơn cả.

niềng răng khểnh Thu Cúc
Răng khểnh được đánh giá là nét thu hút theo quan niệm thẩm mỹ

Răng khểnh xuất hiện do sự sai lệch nằm ở chính bản thân những chiếc răng (sai lệch về vị trí, thế và phương mọc của răng) chứ không nằm ở xương hàm. Tình trạng này có thể bắt đầu từ khi mọc răng, thay răng mà nguyên nhân chính là do không được quan tâm, chăm sóc đầy đủ. Các nha sĩ nhận định răng khểnh là một khuyết điểm răng xấu và sai khớp cắn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe răng miệng mà bạn không nên bỏ qua.

Răng khểnh đẹp hay xấu?

Theo quan điểm thẩm mỹ trước đây, việc sở hữu răng khểnh được xem như là một nét duyên ngầm ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh khoa học thì răng khểnh được xếp vào hàng khuyết điểm, gây ảnh hưởng đến tổng thể cấu trúc xương hàm.

Răng khểnh mọc quá cao thậm chí còn gây ra những tác động xấu đến sức khỏe mà bạn không nên xem thường. Khoảng hở giữa răng khểnh và các răng kế cận tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn mắc lại vào kẽ răng và gây ra các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nha chu,… Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng ở người có răng khểnh cũng khó khăn hơn nhiều, lâu dần dẫn đến các bệnh lý khác như viêm dạ dày, viêm xoang, liệt vùng hàm mặt, áp-xe ổ xương răng,…

niềng răng khểnh
Răng khểnh khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn rất nhiều

Cách xử lý răng khểnh an toàn nhất

Có nắn chỉnh răng khểnh hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích của bạn. Nếu bạn thực sự tự tin với cách chăm sóc răng miệng hàng ngày và muốn để lại răng khểnh, giữ nét duyên ngầm thì bạn hãy duy trì răng. Tuy nhiên, nếu bạn lo ngại về tình trạng sức khỏe và ảnh hưởng thẩm mỹ do răng khểnh gây ra thì nên tìm tới nha sĩ để có hướng xử lý phù hợp với từng cá nhân.

Theo các bác sĩ đầu ngành, niềng răng là giải pháp lý tưởng nhất giúp bạn xử lý tình trạng răng khểnh bởi 4 ưu điểm nổi bật sau:

– Giúp dịch chuyển răng về vị trí thẩm mỹ, đều đặn, thẳng hàng, đưa khớp cắn về chuẩn tỷ lệ, hài hòa với nhau,

– Hiệu quả chỉnh nha đảm bảo đúng lộ trình dự liệu của bác sỹ trong phác đồ điều trị, không xảy ra sai khác ảnh hưởng đến tiến trình chỉnh nha,

– Kỹ thuật không làm tổn hại xương hàm và răng. Cả răng và xương đều thích ứng tốt và ổn định trong cũng như sau điều trị,

– Tổng thời gian chỉnh nha được rút ngắn tối đa.

nắn chỉnh răng khểnh Thu Cúc
Nắn chỉnh răng khểnh là giải pháp an toàn nhất được áp dụng thành công tại bệnh viện Thu Cúc

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, bạn có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 4 phương pháp niềng răng khểnh hiện đại nhất, đảm bảo xử lý triệt để tình trạng răng khểnh, đem lại hàm răng đều – đẹp.

  • Niềng răng bằng mắc cài kim loại (thường hoặc tự động)
  • Niềng răng bằng mắc cài sứ (thường hoặc tự động)
  • Niềng răng Composite
  • Niềng răng bằng Invisalign: Khay trong suốt (không lộ – không vướng víu – không bung tuột khi ăn nhai và nói chuyện)

Để biết trường hợp của bạn phù hợp với phương pháp nắn chỉnh răng khểnh nào, đừng ngại ngần gọi ngay Tổng đài 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được chuyên gia tư vấn miễn phí!

Các câu hỏi thường gặp về nắn chỉnh răng khểnh

Niềng răng khểnh có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, niềng răng nói chung và niềng răng khểnh nói riêng đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo quy trình thông thường, các bác sĩ sẽ thăm khám rồi tư vấn kỹ lưỡng cho từng trường hợp. Với những người răng bị yếu, có bệnh lý từ trước thì sẽ tiến hành điều trị xong rồi mới nắn chỉnh răng.

Ngoài ra, kết quả niềng răng phụ thuộc phần lớn vào tay nghề bác sĩ nên bạn cần dành thời gian tìm kiếm, “chọn mặt gửi vàng” để tránh mọi trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Niềng răng khểnh mất bao lâu?

Thời gian niềng răng khểnh cũng tương tự như các trường hợp răng khác, chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố: Mức độ khó của từng ca và Phương pháp nắn chỉnh răng. Dù bạn sử dụng phương pháp nào thì thời gian đeo niềng cũng dao động khoảng 1 – 3 năm.

nắn chỉnh răng khểnh
Răng được dàn đều chỉ sau 6 tháng đeo niềng

Có nên nhổ răng khểnh không?

Giải pháp nhổ răng khểnh thường được nhiều người nghĩ đến bởi kỹ thuật xử lý đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhổ răng khểnh ở độ tuổi trưởng thành có thể tiềm ẩn mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe. Chính vì thế, các bác sĩ thường không khuyến khích thực hiện phương pháp này trong điều trị nha khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital