Viêm Amidan là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lo ngại trẻ còn quá nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên việc cắt Amidan khá nguy hiểm. Vậy có nên cắt Amidan cho trẻ không? Cắt Amidan có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về viêm Amidan
Amidan là lớp hạch bạch huyết lớn nhất trong cơ thể, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn xâm nhập vào. Amidan sẽ hoạt động mạnh nhất trong khoảng 4 – 10 tuổi, còn khi sang giai đoạn dậy thì, hoạt động của amidan sẽ giảm rõ rệt. Viêm Amidan là hiện tượng một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhưng Amidan không kịp phản ứng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Lúc này Amidan đã mất hoàn toàn chức năng bảo vệ cơ thể và trở thành một ổ viêm để vi khuẩn trú ngụ và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
2. Dấu hiệu viêm Amidan ở trẻ
Một số dấu hiệu điển hình viêm Amidan ở trẻ có thể kể đến như:
– Amidan bị phù nề: Trẻ sẽ bị sưng họng, rát, khó thở và khò khè khi thở. Đối với trẻ sơ sinh, dưới 1 tuổi thì biểu hiện thường thấy là con quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn
– Khó nuốt, đau rát khi nuốt: Khi bị viêm nhiễm, ổ viêm sẽ sưng to lên trong vòm họng, khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt.
– Bị ho khan và có đờm: Khi trẻ chuyển sang giai đoạn viêm Amidan hốc mủ thì sẽ có triệu chứng ho khan có đờm xanh, vàng rất khó chịu.
– Triệu chứng toàn thân: Khi chuyển giai đoạn nặng hơn, trẻ sẽ bị sốt cao từ 39 – 40 độ, cơ thể thường khó chịu và mệt mỏi. Càng viêm nghiêm trọng thì tình trạng triệu chứng sốt càng kéo dài.
3. Có nên cắt Amidan cho trẻ?
Thực tế, không phải lúc nào trẻ bị viêm Amidan cũng phải cắt bỏ. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt Amidan trong các trường hợp như:
– Viêm Amidan tái phát nhiều lần (5 lần/năm) gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như cuộc sống hàng ngày của trẻ.
– Viêm Amidan tiến triển nặng và gây nên những biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp…
– Amidan phát triển quá phát, gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ gặp bất tiện, khó ăn, khó nuốt, ngủ ngáy và nghiêm trọng hơn là ngưng thở khi ngủ.
4. Các phương pháp điều trị viêm Amidan
4.1 Điều trị nội khoa
Nếu trẻ bị viêm Amidan ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ điều trị tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách kê một số loại thuốc. Phụ huynh nên cho trẻ uống theo đúng đơn thuốc đã kê và tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ngoài đơn.
4.2 Điều trị ngoại khoa
Nếu đã điều trị bằng phương pháp nội khoa không hiệu quả và tình trạng viêm nhiễm diễn tiến nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho trẻ. Hiện nay tại các cơ sở nha khoa uy tín, phương pháp cắt Amidan bằng công nghệ Plasma Plus được sử dụng phổ biến và được chứng nhận an toàn cho sức khoẻ của trẻ với những ưu điểm nổi bật như:
– Hàn gắn mạch máu siêu nhỏ, chỉ dưới 1mm ngay trong lúc mổ, giúp ngăn chặn hoàn toàn khả năng chảy máu.
– Lưỡi dao chỉ được sử dụng một lần và tự huỷ ngay khi ca mổ kết thúc, không tái sử dụng lại. Bên cạnh đó, thiết diện của lưỡi dao siêu mỏng, dễ dàng bẻ cong giúp bác sĩ linh hoạt thực hiện các thao tác.
– Ca mổ thực hiện với lượng nhiệt cực thấp, chỉ từ 65 – 70 độ C, trong khi các phương pháp trước đây sử dụng lượng nhiệt lên đến 200 độ C.
– Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và chính xác, chỉ từ 15 – 30 phút.
– Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân chỉ cần lưu viện trong vòng 24h, phục hồi nhanh chóng và sớm trở lại với công việc.
– 100% phụ huynh hài lòng sau khi cho con thực hiện cắt Amidan bằng phương pháp Plasma Plus.
Bài viết trên của chúng tôi đã giải đáp chi tiết thắc mắc “có nên cắt Amidan cho trẻ không” và cung cấp những thông tin hữu ích xoay quanh phương pháp này. Cần lưu ý để điều trị hiệu quả viêm Amidan ở trẻ, cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị máy móc tân tiến.