Chứng trầm cảm biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi vì vậy cần được phát hiện để được điều trị đúng cách tránh để bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Menu xem nhanh:
Chứng trầm cảm biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi
Với trẻ em
Trầm cảm không thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có khoảng 2% trẻ trong độ tuổi tiểu học (thậm chí nhỏ hơn nữa) mắc chứng bệnh này.
Các bé có thể không biểu hiện dấu hiệu gì hoặc dấu hiệu không thường xuyên xuất hiện. Cha mẹ nên chú ý nếu bé đột nhiên trở nên ương ngạnh hoặc ủ rũ hơn so với bình thường. Bé cũng có thể gặp khó khăn với việc học ở trường và bị nhức đầu thường xuyên.
Trẻ trong độ tuổi dậy thì
Giai đoạn dậy thì là thời điểm trẻ phát triển nhanh, phức tạp cả về thể chất lẫn tâm hồn. Theo khảo sát của các nhà khoa học, có khoảng 11,5% trẻ trong độ tuổi dậy thì bị trầm cảm ít nhất 1 lần trong giai đoạn này. Ở độ tuổi này, trẻ thường hay than phiền về chuyện học tập, lo lắng sợ hãi, thường xuyên mất ngủ. Nguyên nhân có thể là do áp lực học tập, sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội quá mức hay bạo lực học đường. Các em gái thường dễ bị trầm cảm hơn các bé trai.
Thanh niên
Theo các nhà khoa học, cứ 4 thanh niên lại có 1 người từng bị trầm cảm. Thông thường, chứng bệnh này phát triển mạnh ở những người trong độ tuổi 25. Các triệu chứng trầm cảm phổ biến nhất trong giai đoạn này là những thay đổi trong tâm trạng. Họ cũng có thể gặp các dấu hiệu như mất ngủ, uể oải, hay khóc hoặc dễ cảm thấy giận dữ.
Trung niên
Đây là giai đoạn chứng trầm cảm có thể tác động mạnh mẽ nhất tới một người. Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, nam giới trong độ tuổi trung niên có tỷ lệ tự tử vì trầm cảm cao nhất so với các độ tuổi khác.
Các nhà khoa học cho rằng sự căng thẳng, áp lực kinh tế và sự cô lập xã hội trong khoảng thời gian này có thể làm tăng cao nguy cơ phát triển chứng trầm cảm cho những người trong độ tuổi trung niên.
Người cao tuổi
Chứng trầm cảm cũng thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi. Những người cao tuổi thường trải qua các vấn đề tinh thần kết hợp cùng các bệnh thể chất khác như ung thư, đái tháo đường. Chứng trầm cảm có thể phát triển do sự mất đi của những người thân, cảm giác cô đơn hoặc do suy giảm thể chất nói chung.
Phòng ngừa chứng trầm cảm
Bất kể bạn đang ở độ tuổi nào, tình trạng sức khỏe tinh thần cũng nên được chú ý, chăm sóc đặc biệt. Tốt hơn hết, hãy đến gặp bác sỹ nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi tâm trạng nào kéo dài quá lâu.
Trầm cảm ở trẻ em có thể để lại hậu quả lâu dài và nặng nề, khiến trẻ bị chậm tư duy, chậm nhận thức về xã hội, cảm xúc và học tập. Cha mẹ cần thường xuyên gần gũi và quan tâm trẻ đúng cách để giảm nguy cơ bị trầm cảm cho con mình.
Đi du lịch giúp cuộc sống con người hưng phấn và ý nghĩa hơn. Trải nghiệm những vùng đất mới bên ngoài không gian sống của mình là phương pháp phòng ngừa trầm cảm hiệu quả.
Chúng ta vẫn biết rằng không nên ở không gian nhiệt độ quá cao hoặc thấp so với nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhiệt độ thấp chính là cách phòng ngừa bệnh trầm cảm hữu hiệu.
Thể thao luôn có mặt trong mọi lời khuyên của bác sĩ với sức khỏe con người, để phòng ngừa bệnh trầm cảm cũng vậy
Một thực đơn có nồng độ đường thấp, giàu axit béo và vitamin rất tốt với cơ thể con người. Để có một cơ thể khỏe mạnh cả về bề ngoài lẫn tâm trạng, hãy làm bạn với các loại thực phẩm như: rau xanh, hoa quả, lúa mạch, cá… Hạn chế các loại đồ chiên rán nhiều mỡ, đồ hộp và hút thuốc lá.