Viêm tai giữa ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe thính lực nên cần được phát hiện và điều trị sớm. Tìm hiểu ngay các cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em hiệu quả hiện nay trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Về bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng ở phía sau màng nhĩ bị viêm nhiễm, tổn thương. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng thường phổ biến ở trẻ nhỏ do cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, miễn dịch kém.
1.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới viêm tai giữa ở trẻ là do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… Những tác nhân gây bệnh này thường xâm nhập thông qua đường hô hấp, các cơ quan tai, mũi, họng và gây bệnh cho trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể dễ dàng bị viêm tai giữa do các yếu tố sau đây:
– Cấu trúc tai bất thường, tai có polyp, khối u… khiến các chất bẩn dễ dàng bám lại và gây viêm nhiễm.
– Trẻ mắc các bệnh mũi, họng khác khiến dịch đờm lây sang tai hoặc các biến chứng của bệnh lý đường hô hấp.
– Nước, bụi bẩn vào trong tai trẻ nhưng không được làm sạch đúng cách khiến tai giữa dễ bị tổn thương.
– Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, không được chăm sóc đúng cách khiến đề kháng giảm sút, dễ bị các tác nhân có hại tấn công.
– Trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm không khí, nguồn nước, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc… khiến sức khoẻ đôi tai giảm sút và dễ mắc bệnh…
1.2. Dấu hiệu
Trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa thường có các dấu hiệu cha mẹ có thể nhận biết như sau:
– Đau tai
– Ngứa ta
– Ù tai
– Có dịch mủ trong tai
– Tai nghe không rõ
– Mất thăng bằng
– Sốt cao
– Đau đầu
– Chán ăn
– Người mệt mỏi
– Quấy khóc…
Nếu thấy bé có các dấu hiệu này, cha mẹ có thể nghi ngờ trẻ đang có vấn đề về tai, cần được khám và điều trị kịp thời.
1.3. Biến chứng
Tình trạng viêm, nhiễm trùng kéo dài khiến sức khoẻ thính lực của trẻ giảm sút và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao:
– Thủng màng nhĩ
– Mất thính lực
– Viêm mũi xoang
– Viêm amidan
– Viêm cầu thận
– Viêm não
– Viêm màng não…
Do đó, trẻ nhỏ khi có các triệu chứng mắc bệnh thì cha mẹ cần đưa đi khám ngay, điều trị kịp thời để ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển nặng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
2. Chữa viêm tai giữa ở trẻ em hiệu quả
2.1. Điều trị bằng thuốc
Đối với trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa ở mức độ nhẹ tới trung bình, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc để cải thiện và điều trị vấn đề viêm nhiễm ở trẻ như:
– Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa do vi khuẩn gây ra, dùng không quá 2 tuần để tránh gây kháng kháng sinh.
– Thuốc kháng viêm
– Thuốc kháng histamin
– Thuốc giảm đau
– Thuốc hạ sốt
– Thuốc xịt mũi
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn có mủ, bác sĩ sẽ thực hiện một số kỹ thuật để dẫn lưu mủ, giúp giảm áp lực lên màng nhĩ cho trẻ. Đồng thời, bác sĩ có thể kết hợp vệ sinh, sát khuẩn tai để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Cần lưu ý, sử dụng thuốc để điều trị viêm tai giữa cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hay thay đổi liều lượng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc đối với sức khoẻ và tính mạng của trẻ.
2.2. Phẫu thuật
Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa nặng dẫn tới thủng màng nhĩ thì có thể được chỉ định phẫu thuật vá nhĩ để khôi phục và bảo vệ thính lực. Một trường hợp khác cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật kịp thời là khi trẻ bị viêm tai giữa có cholesteatoma. Bác sĩ sẽ bóc tách khối cholesteatoma gây ăn mòn cấu trúc tai giữa và tai trong của trẻ để tránh các biến chứng nguy hiểm hơn.
Phẫu thuật là kỹ thuật tương đối phức tạp, chỉ thực hiện khi điều trị nội khoa không đạt hiệu quả và do bác sĩ chỉ định sau khi khám kỹ lưỡng cho trẻ. Sau phẫu thuật, trẻ sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để phục hồi nên cần được chăm sóc khoa học.
3. Chăm sóc trẻ đúng cách
Để chăm sóc trẻ đúng cách, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn thì cha mẹ cần lưu ý:
– Vệ sinh tai đúng cách cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng mà bác sĩ chỉ định.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng các nhóm chất cần thiết, tăng cường các loại rau củ và trái cây. Nếu trẻ chán ăn, cha mẹ hãy chia thức ăn thành nhiều bữa để trẻ vẫn có đủ dinh dưỡng và năng lượng.
– Cho trẻ uống đủ nước, vẫn uống hoặc ti sữa bình thường để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
– Để trẻ nghỉ ngơi khoa học, tránh áp lực về tinh thần hay phải vận động, làm việc quá sức.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian sống bởi đây là thời điểm đề kháng của trẻ kém, dễ bị các tác nhân có hại tấn công.
– Tránh để nước đọng ở trong tai trẻ, nên vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn sạch để giảm viêm nhiễm.
– Tiêm phòng đầy đủ, đúng hẹn để trẻ có một hệ miễn dịch toàn diện, phòng ngừa được các bệnh lý nguy hiểm khác.
– Theo dõi sức khoẻ của trẻ sát sao, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời.
Như vậy, các bậc phụ huynh đã có thể nắm rõ hơn về cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em hiệu quả, thường được áp dụng hiện nay. Bệnh không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ thính lực mà còn có nguy cơ gây biến chứng nặng nề nên việc điều trị kịp thời và đúng cách là vô cùng cần thiết. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay cũng như tuân thủ chỉ định của bác sĩ để trẻ nhanh chóng hồi phục.