Chửa ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Theo đó, tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người mà sẽ có các quy định về ngày nghỉ sau điều trị thai ngoài khác nhau. Cùng đọc bài viết của Thu Cúc TCI bên dưới đây để tìm hiểu các thông tin chi tiết nhé.
Menu xem nhanh:
1. Phụ nữ cần cẩn trọng với bệnh lý chửa ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là bệnh lý gây ám ảnh với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là một trong những bệnh lý sản khoa có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Ở quá trình mang thai bình thường, mỗi chu kỳ diễn ra, sẽ chỉ có một quả trứng được giải phóng khỏi buồng trứng. Trứng sau đó sẽ gặp tinh trùng và thụ tinh nếu có phát sinh quan hệ tình dục vào thời điểm trứng rụng. Sau khi trải qua quá trình thụ tinh, phôi thai sẽ được hình thành và phát triển, di chuyển và làm tổ tại khu vực buồng tử cung. Quá trình này gọi là quá trình mang thai bình thường.
Đối với trường hợp mang thai ngoài tử cung, sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi thai, chúng không di chuyển vào buồng tử cung làm tổ mà lại làm tổ tại những vị trí bên ngoài buồng tử cung. Mang thai ở bên ngoài tử cung cũng được các bác sĩ sản khoa đầu ngành đánh giá là một trong những bệnh lý nguy hiểm chị em không nên xem thường. Bởi khi khối thai ngoài bị vỡ ra sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu ổ bụng nhiều và ồ ạt, gây đe dọa tới tính mạng của phụ nữ. Do vậy, khi chị em phụ nữ phát hiện ra mình bị thai ngoài tử cung thì cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt, tránh để lâu xảy ra các biến chứng.
2. Thai ngoài tử cung hay xảy ra với những đối tượng nào?
Chửa ngoài tử cung hiện nay được đánh giá là một bệnh lý khá phổ biến đối với các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, có một số nhóm phụ nữ sẽ cần phải đối mặt với khả năng mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác:
– Những chị em phụ nữ có tiền sử bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai trước đó cũng sẽ có tỉ lệ bị mắc lần thứ 2 cao hơn những chị em phụ nữ khác.
– Nếu chị em gặp phải các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm khu vực vùng chậu, vùng kín, vùng âm đạo,…cũng sẽ có nguy cơ gây ra bệnh lý thai ngoài tử cung.
– Người đã từng thực hiện các buổi phẫu thuật có liên quan tới tử cung, vùng chậu hay vùng bụng trước đây cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh lý thai ngoài tử cung.
– Nếu phụ nữ bị mắc các loại bệnh lý có khả năng lây truyền qua con đường tình dục thì sẽ làm tăng khả năng bị thai ngoài tử cung.
– Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi) cũng sẽ có thể gây ảnh hưởng tới khả năng đậu thai và mắc bệnh thai ngoài tử cung.
– Một số nguyên nhân khác đó là: người sử dụng nhiều thuốc lá, chất kích thích, sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm,….
3. Những vấn đề xoay quanh bệnh lý thai ngoài tử cung
3.1. Chửa ngoài tử cung thường được nghỉ bao nhiêu ngày?
Đây chắc hẳn là vấn đề mà được rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm. Theo điều 33 của luật Bảo hiểm xã hội quy định thì đối với các trường hợp chị em phụ nữ bị sảy thai, phải làm các thủ thuật nạo, hút thai,…thì chị em sẽ được hưởng tiền theo chế độ thai sản của từng cơ sở khám bệnh, bệnh viện có thẩm quyền đề ra. Trong đó, thời gian chị em được nghỉ sau khi điều trị thai ngoài tử cung đó là:
– Nếu thai ngoài tử cung dưới 5 tuần tuổi thì sẽ được nghỉ 10 ngày sau khi điều trị xong.
– Nếu thai ngoài tử cung từ 5 tuần tuổi cho tới 13 tuần tuổi thì chị em sẽ được nghỉ 20 ngày.
– Nếu thai ngoài tử cung từ 13 tuần tuổi cho tới dưới 25 tuần tuổi thì chị em sẽ được nghỉ 40 ngày.
– Nếu thai ngoài tử cung từ 25 tuần tuổi trở lên thì chị em sẽ được nghỉ 50 ngày.
Tuy nhiên, theo thông tư số 56 của Bộ Y tế quy định thì khi thực hiện nghỉ phép sau khi điều trị thai ngoài tử cung cần có sự ghi rõ từ cơ sở y tế, bệnh viện xác nhận đây là trường hợp thai bệnh lý. Do đó, chị em cần lưu lại thông tin này để làm căn cứ xin hưởng nghỉ chế độ sau khi điều trị chửa ngoài xong.
3.2. Nếu bị thai ngoài tử cung thì có phát hiện được bằng que thử thai hay không?
Đây cũng là một trong những câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Theo đó, que thử thai là loại dụng cụ y tế hoạt động dựa trên cơ chế phát hiện nồng độ beta HCG trong nước tiểu của phụ nữ. Do vậy, nếu có xảy ra quá trình thụ tinh và thai làm tổ thì khi thử que sẽ có thể phát hiện được việc phụ nữ có mang thai hay không. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là sẽ không thể xác định được vị trí của thai sẽ làm tổ tại đâu. Thử que chỉ giúp chị em xác định ban đầu về tình trạng có thai hay không chứ không phải là yếu tố chẩn đoán mấu chốt của việc mang thai ngoài tử cung. Các bác sĩ sản khoa khuyên chị em nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để được siêu âm và xét nghiệm máu.
3.3. Những phương pháp nào hay được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em sử dụng phương pháp điều trị thai ngoài tử cung khác nhau. Hiện nay có 3 phương pháp thường được áp dụng đó là: sử dụng thuốc nội khoa, mổ nội soi hoặc mổ mở đường bụng.
– Trong trường hợp thai ngoài còn bé (có kích thước nhỏ hơn 3.5cm): bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp tiêm thuốc điều trị nội khoa. Phương pháp này giúp bệnh nhân bảo tồn được ống dẫn trứng. Tuy nhiên thời gian điều trị và theo dõi mất khá nhiều thời gian.
– Trong trường hợp thai ngoài tử cung khá lớn nhưng chưa có dấu hiệu vỡ ra thì bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp mổ nội soi. Phương pháp này có ưu điểm là điều trị được dứt điểm tình trạng thai ngoài tử cung. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ có khả năng phải đối mặt với việc bị cắt bỏ ống dẫn trứng.
– Nếu khối thai ngoài đã bị vỡ ra thì bắt buộc bác sĩ phải thực hiện phương pháp mổ mở đường bụng để điều trị, nếu không sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ cần có chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện. Chi phí ca phẫu thuật cũng cao hơn so với 2 phương pháp kể trên.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em phụ nữ có thêm thông tin về bệnh lý thai ngoài tử cung. Liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI để được tư vấn nhé.