Bệnh chín mé là một bệnh rất hay gặp trong các nhiễm khuẩn ở đầu ngón tay, bệnh rất dễ tái phát và có thể gây nên biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan. Vậy chín mé phải làm sao và cách phòng ngừa như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Chín mé là gì?
1.1 Tìm hiểu về khái niệm bệnh chín mé
Bệnh chín mé là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân.
Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa chín mé, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát.
Đối với chín mé đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân thường tiến triển với diễn biến như sau:
– Trong thời gian 1-3 ngày đầu sau khi tổn thương thì đầu ngón tay hoặc ngón chân sẽ tấy lên, đỏ, ngứa và nhức và khiến người bệnh khó chịu, cử động ngón tay và ngón chân thường khó khăn hơn.
– Khoảng 4-7 ngày tới thì có thể viêm hoặc nhiễm trùng lan tới đầu ngón tay hoặc ngón chân dẫn tới đau nhức, co cứng và căng giật theo nhịp của mạch. Khi tình trạng viêm nhiễm nặng, người bệnh có thể bị sốt.
2.2 Bệnh chín mé nguy hiểm thế nào?
Có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây ra tử vong.
2. Bị chín mé phải làm sao?
Khi bị chín mé bạn cần tránh để vị trí chín mé bị nhiễm trùng thêm. Khi có triệu chứng chín mé, người bệnh không nên chủ quan cần đến bệnh viện thăm khám để được xử trí đúng cách.
Với trường hợp chín mé nhẹ, người bệnh có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh) theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu chín mé gây mủ thì cần đến cơ sở y tế để bác sĩ rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh. Khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị thì cần chụp X-quang để xác định tình trạng biến chứng của chín mé.
Để điều trị chín mé, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị tại nhà như:
– Ngâm nước giấm: Đây là cách điều trị tại nhà phổ biến và hiệu quả, bạn có thể pha nước giấm táo hoặc giấm với nước theo tỉ lệ 1:4 để ngâm với chân hoặc tay khoảng 15 đến 20 phút say đó lau khô. Mỗi ngày bạn lặp lại khoảng 2-3 lần cho đến khi cảm nhận được hiệu quả.
– Ngâm muối Epsom: Muối Epsom hay muối Magie sulphat thường được sử dụng trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, có thể ngâm loại muối này để giảm đau và nhiễm trùng do vết thương chín mé. Đây cũng là phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng với cách làm như sau:
+ Pha 2 muỗng muối Espom với 1 lít nước ấm
+ Ngâm 20-25 phút và sau đó lau khô, lặp lại 2-4 lần mỗi ngày liên tục cho đến khi khỏi hẳn.
3. Làm sao để phòng ngừa chín mé?
Chín mé xảy ra một phần là do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vì vậy để phòng bệnh, ngăn ngừa chứng bệnh này khó chịu, bạn cần rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày, tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu, không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân, khi cắt móng cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn. Móng nên được cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Điều này ngăn chặn góc móng đâm vào da…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng lưu ý đối với khu vực bị chín mé như sau:
– Giữ vệ sinh khu vực chín mé với việc rửa vết thương với thuốc tím pha loãng cùng nước. Sau đó bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên cần lưu ý bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Trường hợp người chín mé nhưng lại mưng mủ thì cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý đúng hướng. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành rạch phần mưng mủ để dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Đồng thời phối hợp với thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
– Nếu như sau khi điều trị có phần bị chín mé nhưng vẫn dẫn tới sưng và đau đớn, việc điều trị kháng sinh không hiệu quả thì người bệnh cần được chụp X quang để xem xét những biến chứng của bệnh.
Mọi người cũng nên phòng ngừa sớm chín mé ngón chân và tay với những lưu ý quan trọng sau:
– Thường xuyên rửa tay và vệ sinh tay chân sạch sẽ mỗi ngày.
– Không ngâm chân, tay quá lâu trong nước.
– Tránh đi chân trần ở những khu vực đất hoặc cát bẩn.
– Không cắt móng tay hoặc móng chân sát vào da đặc biệt là với vùng ở sâu hai bên của móng tay hoặc chân. Gi ữ một phần móng dài hơn da để bảo vệ đầu ngón tay, chân đâm vào da dẫn tới chín mé.
– Không cắn móng tay.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh chín mé, người bệnh cần lưu ý để phòng tránh và điều trị bệnh từ sớm.