Chi tiết quy trình lấy dị vật mũi gây tê

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Phạm Thanh Thúy

Bác sĩ Tai Mũi Họng

Quy trình lấy dị vật mũi là điều cần quan tâm trong cấp cứu điều trị dị vật mũi. Với phương pháp gây tê để lấy dị vật, điều này sẽ thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình này cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để việc xử lý dị vật mũi được nhanh chóng, phù hợp.

1. Đại cương về kỹ thuật lấy dị vật mũi gây tê

1.1. Dị vật mũi hình thành do đâu?

Dị vật mũi là tình huống trong mũi xuất hiện vật lạ trong mũi thường gây nên tình trạng khó chịu cùng nguy cơ gây tắc nghẽn và tổn thương niêm mạc mũi. Dị vật mũi có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân và cũng rất đa dạng về chất liệu, hình dáng hay kiểu dị vật:

– Trẻ em nghịch, nhét các đồ vào mũi như đồ chơi nhỏ, mảnh ghép hình, các loại hạt, nút áo, cao su, giấy, cúc áo, khuy áo, hạt cườm…..

– Người lớn rơi vào các tai nạn như: khi làm thủ thuật và bị bỏ sót bông, băng gạc, ,…

– Ngoài ra, dị vật sống cùng là một trong những dạng dị vật dễ bắt gặp, do mũi bị côn trùng chui vào.

quy trình lấy dị vật mũi

Dị vật mũi hình thành do nhiều nguyên nhân

1.2. Chỉ định và chuẩn bị cho kỹ thuật lấy dị vật mũi gây tê

Việc gây tê lấy dị vật mũi được áp dụng khi có dị vật trong mũi cần lấy ra mà không thể áp dụng các phương thức tự nhiên. Biện pháp này có thể được áp dụng với mọi đối tượng, không chống chỉ định đặc biệt và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Các phương tiện và dụng cụ cần cho việc lấy dị vật mũi gây tê bao gồm: bộ khám mũi và lấy dị vật trong mũi; bông, bấc trong trường hợp nhét bấc hoặc merocel; thuốc co mạch, thuốc gây tê tại chỗ; máy hút. Theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể cần thêm những dụng cụ cần thiết cho ca phẫu thuật.

2. Quy trình kỹ thuật lấy dị vật mũi gây tê

2.1. Chuẩn bị tư thế phù hợp cho người bị dị vật mũi

Với người lớn cần lấy dị vật mũi, ngồi ghế thông thường có thể đáp ứng điều kiện lấy dị vật. Còn với trẻ em, thì nên cân nhắc. Với các em nhỏ, cần có người lớn bế ngồi trên ghế.

2.2. Kỹ thuật thực hiện lấy dị vật mũi cho bệnh nhân

– Với dị vật mới và dễ lấy, bác sĩ sẽ sử dụng móc kéo dị vật từ đằng sau ra đằng trước. Điều này khá đơn giản và tùy từng trường hợp mà việc dùng co mạch, thuốc tê được cân nhắc.

– Với dị vật để lâu ngày trong mũi hoặc các dị vật khó lấy, cần cố định đầu bệnh nhân cẩn thận để chuẩn bị cho điều trị. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị hút sạch mũi, mủ và các dịch nhầy xuất tiết ở hốc mũi. Sau đó, cần đặt bấc có thấm thuốc co mạch vào mũi nhằm cho cánh mũi rộng ra. Đồng thời, bác sĩ sẽ nhỏ 1-2 giọt thuốc tê niêm mạc nhằm gây tê tại chỗ (xylocain 3%). Sau khi đã thực hiện các thao tác này, bác sĩ sẽ tiến hành banh mũi, dùng móc luồn ra sau dị vật và kéo dị vật một cách từ từ và cẩn thận ra ngoài.

lấy dị vật mũi

Thực hiện kiểm tra lấy dị vật mũi (Minh họa)

2.3. Chăm sóc, theo dõi sau thủ thuật lấy dị vật mũi

Sau khi thực hiện lấy dị vật bằng các gây tê, bệnh nhân được nhỏ mũi sát khuẩn bằng Argyrol 1-3%. Thực hiện điều này ngày 2 lần và kéo dài trong 3 ngày để tránh vấn đề nhiễm trùng cho bệnh nhân. Trong trường hợp người bệnh bị chảy máu mũi, bác sĩ có thể nhét thêm bấc mũi trước tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Trong trường hợp phẫu thuật lấy dị vật mũi, cần theo dõi và chăm sóc bệnh nhân như một ca phẫu thuật mũi.

Ngoài ram cần chú ý những vấn đề có thể phát sinh như: cầm máu khi niêm mạc mũi bị tổn thương. Với trẻ em có tình trạng ngất do đau hoặc sợ, cần chống choáng và giảm đau tốt cho trẻ.

3. Một số lưu ý về tình trạng dị vật mũi

3.1. Dị vật mũi có thể trở thành dị vật đường thở nghiêm trọng

Dị vật mũi có thể làm đau, khó chịu, viêm nhiễm mũi xoang cho người bị dị vật. Vì thế, người bệnh không nên để dị vật quá lâu trong mũi. Đôi khi, tình trạng dị vật mũi để quên cũng xảy ra mà đến khi hình thành bệnh viêm nhiễm, nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài người bệnh mới phát hiện ra. Tình trạng quên dị vật trong mũi này rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ.

Dị vật mũi để lâu không cẩn thận có thể trở thành dị vật đường thở. Nguyên nhân là do mũi họng là đường thông nhau. Do đó, dị vật mũi hoàn toàn có thể di chuyển từ vị trí mũi xuống họng và rơi vào đường thở, trở thành dị vật đường thở. Trong tình huống này, dị vật có thể hình thành vấn đề viêm nhiễm hệ hô hấp chung, đồng thời, kèm theo nguy cơ bít tắc đường thở có thể nguy hại đến tính mạng. Chính vì thế, cần sớm xử lý dị vật mũi nhanh chóng và phù hợp, không để những biến chứng này có thể xảy ra.

dị vật mũi

Dị vật mũi có thể để lại nhiều biến chứng

3.2. Phòng tránh vấn đề dị vật mũi trong cuộc sống hằng ngày

Dị vật mũi là tình trạng khá quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Trong khi đó, những tình huống dị vật mũi bao giờ cũng để lại nhưng vấn đề có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, dù chỉ là tình trạng khó chịu hoặc vấn đề viêm nhiễm, chảy máu do dị vật,…

Điều quan trọng là cần phòng tránh tính trạng dị vật mũi này để luôn an tâm cho sức khỏe của mình bằng cách cách thiết thực như: ăn uống nghiêm túc để tránh tình trạng sặc làm đồ ăn lên khoang mũi. Cũng cần chú ý đến trẻ nhiều hơn, theo dõi trẻ khi chơi, tránh để trẻ đưa đồ vật nhỏ lên trên mũi miệng. Ngoài ra, việc dạy trẻ ý thức về tầm nguy hiểm tiềm tàng của việc dị vật mũi cũng rất cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ tự ý thức và cảnh giác với tình trạng dị vật mũi.

Quy trình lấy dị vật mũi bằng cách gây tê là điều cần tìm hiểu với người bị dị vật mũi cũng như chúng ta, bởi tai nạn này hết sức phổ biến. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức phòng tránh dị vật mũi để không đối mặt với biến chứng phức tạp của tình huống này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital