Vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em lựa chọn bởi hiệu quả gần như tuyệt đối. Tác dụng của phương pháp này là ngăn cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, dẫn đến quá trình thụ tinh không thể diễn ra. Vậy đặt vòng tránh thai như thế nào và có những lưu ý gì khi thực hiện phương pháp này?
Menu xem nhanh:
1. Đối tượng không được dùng vòng tránh thai
Trước khi sử dụng phương pháp này, chị em cần tìm hiểu rõ bản thân mình có nằm trong nhóm không được sử dụng vòng không để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Những đối tượng không được đặt vòng tránh thai bao gồm:
– Đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
– Đã từng viêm vòi trứng, đặc biệt lặp lại tình trạng này nhiều lần.
– Mới sinh con xong.
– Chị em thiếu máu hay gặp các tình trạng rối loạn máu.
– Đang bị nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, u xơ tử cung hoặc có polyp cần phải cắt bỏ.
– Xuất huyết không rõ nguyên nhân ở bộ phận sinh dục.
– Bộ phận sinh dục bị viêm cấp tính và mãn tính như viêm âm hộ, viêm âm đạo, bị viêm khoang chậu cấp tính, mãn tính…
– Bộ phận sinh dục đang có khối u như u cơ tử cung, kinh nguyệt quá nhiều, lạc nội mạc tử cung,…
– Mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh suy kiệt tâm lực, bệnh thiếu máu, xuất huyết nhiều…
– Bị rối loạn kinh nguyệt.
– Chưa có con.
– Đã từng mang thai ngoài tử cung, tái tạo tai vòi.
2. Thời điểm đặt vòng
Theo lời khuyên của bác sĩ, thời điểm hợp lý để đặt vòng tránh thai là ngay sau khi đã sạch kinh và chưa quan hệ tình dục vì lúc này cổ tử cung chỉ hơi mở nên việc đặt vòng sẽ dễ dàng hơn và giảm cảm giác đau đớn, ít ra máu hơn.
Với các chị em sinh thường, vòng tránh thai được chỉ định đặt sau 6 tuần. Còn đối với chị em sinh mổ, việc đặt vòng sẽ diễn ra muộn hơn, sau khoảng 3 tháng trở lên vì phải đợi một thời gian cho cơ thể mẹ bầu phục hồi, các sợi chỉ khâu có thời gian để hòa tan vào cơ tử cung.
3. Đặt vòng tránh thai như thế nào?
Bước 1: Trước khi đặt vòng
Trước khi thực hiện, chị em cần phải tìm hiểu kĩ những đối tượng không được đặt vòng, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này để xem có phù hợp với bản thân không.
Ưu điểm:
– Hiệu quả cao, duy trì trong thời gian dài từ 5 – 10 năm.
– Có thể tháo vòng dễ dàng nếu có nhu cầu sinh con.
– Không gây bất tiện, có thể quan hệ tình dục trở lại sau 7 – 10 ngày.
– Giúp giảm đau bụng kinh và điều tiết kinh nguyệt.
– Phụ nữ cho con bú vẫn có thể áp dụng.
Nhược điểm
– Không ngăn ngừa được các bệnh lý lây qua đường tình dục.
– Dù tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn có trường hợp mang thai ngoài tử cung.
– Tăng tiết dịch âm đạo, việc không khô thoáng có thể gây đôi chút khó chịu cho chị em.
– Có thể gây tác dụng phụ nếu không hợp hoặc tụt vòng.
– Hy hữu sẽ xảy ra trường hợp mất vòng do chị em đặt vòng quá sớm sau khi sinh.
Bước 2:
– Bác sĩ chèn 2 ngón tay vào âm đạo và 1 tay còn lại sẽ đặt trên bụng chị em phụ nữ với mục đích kiểm tra các cơ quan vùng chậu.
– Bác sĩ tiến hành mở âm đạo bằng dụng cụ mỏ vịt để khử trùng làm sạch cũng như tránh được nguy cơ nhiễm trùng, đo kích thước tử cung bằng thước đo chuyên dụng. Nếu sau khi xem xét cơ địa và cảm thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chị em dùng thuốc gây tê.
– Bước cuối cùng được tiến hành là luồn vòng tránh thai qua cổ tử cung. Đến khi vào trong tử cung rồi, vòng sẽ mở ra thành hình chữ T.
– Toàn bộ quy trình này không kéo dài lâu mà chỉ diễn ra trong vài phút. Ban đầu chị em sẽ thấy hơi khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh chấm dứt và sau thời gian kiêng, chị em có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chị em sẽ được bác sĩ chỉ khuyên dùng băng vệ sinh để phòng trường hợp chảy máu sau khi đặt vòng.
Bước 3:
Sau khi đặt vòng, chị em cần theo dõi sát sao về tình hình sức khỏe để xem có bất thường nào xảy ra không.
– Nếu bị chảy máu nhiều, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị.
– Kiểm tra vòng hàng tháng để đảm bảo vòng được đặt đúng vị trí, không bị xô lệch.
– Chị em cũng có thể tự kiểm tra bằng cách: Vệ sinh tay sạch sẽ, đặt ngón tay vào âm đạo đến khi cảm thấy được cổ tử cung. Nếu sờ được sợi dây thì chứng tỏ vòng đang được đặt đúng, còn nếu không thấy sợi dây thì khả năng cao vòng đã bị lệch sang vị trí khác hoặc tụt vào trong.
4. Biến chứng khi đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai có thể để lại một số biến chứng sau:
– Nếu đặt vòng tránh thai tại các các cơ sở y tế không uy tín có thể chưa được sát khuẩn, dễ gây nên viêm nhiễm phụ khoa.
– Ở một số chị em sẽ gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết như căng tức ngực, tâm lý bất thường, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, nám da….
– Thường tình trạng âm đạo sẽ diễn ra trong vòng 4 – 6 ngày, nhưng thỉnh thoảng sẽ có trường hợp kéo dài đến hơn 1 tuần.
5. Lưu ý
– Nên thực hiện khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn xem bản thân có thích hợp phương pháp đặt vòng không.
– Hạn chế các hoạt động mạnh như thụt rửa quá sâu, quan hệ tình dục không đúng cách, vận động mạnh,….đặc biệt cần kiêng quan hệ tình dục từ 7 – 10 ngày.
– Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như dịch âm đạo có màu bất thường, có mùi hôi, cảm giác ngứa ngáy khó chịu thì cần đi thăm khám ngay để điều trị kịp thời.
Qua bài viết trên, chị em đã nắm được quy trình đặt vòng tránh thai như thế nào cũng biết được các thông tin xoay quanh phương pháp ngừa thai phổ biến này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên môn nhé.