Chẩn đoán xác định và điều trị giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh lý mạn tính đường hô hấp gây tổn thương không hồi phục cấu trúc phế quản, dẫn đến ho kéo dài, khạc đờm và nguy cơ nhiễm trùng tái phát. Việc chẩn đoán chính xác và điều trị giãn phế quản kịp thời đóng vai trò then chốt trong kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người nắm bắt được thông tin chi tiết về phương pháp chẩn đoán xác định cũng như hướng điều trị toàn diện và hiệu quả nhất hiện nay.

1. Định nghĩa giãn phế quản

Giãn phế quản là một tình trạng mạn tính đặc trưng bởi sự giãn nở bất thường, không hồi phục của các đường dẫn khí trong phổi. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể được kiểm soát, giúp giảm thiểu biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nguyên nhân gây giãn phế quản rất đa dạng, và các triệu chứng cụ thể có thể thay đổi tùy theo từng nguyên nhân. Do đó, việc xác định nguyên nhân nền là bước quan trọng trước khi tiến hành điều trị, nhằm đảm bảo hiệu quả lâu dài và phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.

Giãn phế quản là một tình trạng mạn tính đặc trưng bởi sự giãn nở bất thường

Giãn phế quản là một tình trạng mạn tính đặc trưng bởi sự giãn nở bất thường

2.Chẩn đoán xác định

2.1. Lâm sàng

Triệu chứng cơ năng

– Ho và khạc đờm kéo dài là biểu hiện quan trọng. Đờm thường có màu vàng hoặc xanh do mủ; đôi khi lẫn máu.

– Ho ra máu có thể là dấu hiệu duy nhất, thường tái phát nhiều lần, kéo dài nhiều năm.

– Khó thở thường xuất hiện ở giai đoạn muộn do tổn thương lan rộng hai phổi, có thể kèm theo tím tái.

– Sốt xuất hiện khi có nhiễm khuẩn hô hấp, thường đi cùng tình trạng tăng khạc đờm hoặc đổi màu đờm.

– Đau ngực thường do viêm phổi tại vùng phế quản giãn gần màng phổi.

Triệu chứng thực thể

– Khám phổi: có thể phát hiện ran nổ, ran ẩm, đôi khi có ran rít hoặc ran ngáy trong đợt cấp.

– Móng tay khum: biểu hiện ở bệnh nhân bị viêm phế quản kéo dài, tái diễn nhiều lần.

– Có thể có triệu chứng của tâm phế mạn, như phù chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi…

2.2. Cận lâm sàng

– X quang phổi thường quy: có thể phát hiện dấu hiệu nghi ngờ hoặc khẳng định giãn phế quản khi tổn thương nặng hoặc lan rộng.

– Chụp CT ngực độ phân giải cao (HRCT): là tiêu chuẩn vàng để xác định giãn phế quản.

3. Phương pháp phổ biến điều trị giãn phế quản

3.1. Dẫn lưu đờm

– Một trong những nguyên tắc cơ bản trong điều trị là hỗ trợ loại bỏ đờm khỏi đường thở.

– Hướng dẫn bệnh nhân kỹ thuật ho hiệu quả, kết hợp với vỗ rung ngực và dẫn lưu tư thế để giúp tống xuất đờm ra ngoài.

– Các kỹ thuật này nên được thực hiện thường xuyên, đặc biệt trong các đợt bội nhiễm cấp.

3.2. Điều trị giãn phế quản bằng việc can thiệp nội khoa

– Kháng sinh: Chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Thuốc giãn phế quản: Được sử dụng để cải thiện thông khí ở bệnh nhân có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở.

– Thuốc chống viêm: Được chỉ định để giảm viêm khi có bằng chứng viêm lan tỏa đường dẫn khí do nhiễm trùng.

– Thuốc long đờm và chất làm loãng nhầy: Hỗ trợ làm loãng đờm, giúp dễ khạc ra hơn, cải thiện thông khí và giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.

– Tiêm chủng: Nên tiêm phòng cúm và phế cầu định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp.

điều trị giãn phế quản

Kháng sinh đường uống là lựa chọn đầu tiên khi điều trị giãn phế quản bằng thuốc

3.3. Điều trị giãn phế quản bằng vật lý trị liệu hô hấp và thay đổi lối sống

– Vật lý trị liệu ngực: giúp dẫn lưu đờm hiệu quả hơn.

– Bài tập thở và các kỹ thuật thanh lọc đường thở như hít sâu – thở chậm, kỹ thuật thở chu môi.

– Tránh các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp như khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm môi trường.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ hồi phục chức năng phổi.

3.4. Điều trị triệu chứng

– Sử dụng thuốc hít hoặc uống khi xuất hiện tiếng rít hoặc ran ngáy do co thắt phế quản.

– Liệu pháp oxy cần thiết trong các đợt cấp có thiếu oxy.

3.5. Điều trị ho ra máu

Tùy theo mức độ ho máu (nhẹ, trung bình, nặng hoặc rất nặng), bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị giãn phế quản phù hợp:

– Thuốc cầm máu

– Nội soi can thiệp

– Nút mạch hoặc phẫu thuật nếu cần thiết

3.6. Điều trị giãn phế quản bằng việc can thiệp ngoại khoa

Chỉ định phẫu thuật (như cắt thùy phổi hoặc cắt một bên phổi) được đặt ra trong các trường hợp:

– Giãn phế quản khu trú

– Ho ra máu dai dẳng không kiểm soát được

– Tắc nghẽn do khối u hoặc tổn thương nghiêm trọng khu trú

4. Cách phòng ngừa giãn phế quản

– Tiêm chủng đầy đủ và định kỳ các loại vắc xin phòng bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho gà, phế cầu, cúm mùa…

– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng mắt, tai, mũi, họng và răng miệng – những nơi có thể là nguồn lây nhiễm lan xuống đường hô hấp dưới.

– Theo dõi và bảo vệ sức khỏe hô hấp cho trẻ em, đặc biệt là trong các giai đoạn dễ mắc viêm phổi, viêm phế quản để phòng ngừa biến chứng thành giãn phế quản.

– Phát hiện và xử trí sớm các dị vật đường thở, tránh tình trạng tắc nghẽn kéo dài dẫn đến tổn thương và giãn phế quản.

– Tránh tiếp xúc với tác nhân gây hại như khói thuốc lá, bụi bẩn, khí độc hoặc môi trường ô nhiễm – những tác nhân có thể gây kích ứng và làm tổn thương đường hô hấp.

– Điều trị kịp thời các bệnh lý tai – mũi – họng và các nhiễm khuẩn hô hấp cấp, nhằm ngăn chặn vi khuẩn lan xuống phế quản và gây tổn thương mạn tính.

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

– Tăng cường tập luyện thể dục điều độ.

– Ngủ nghỉ đầy đủ.

Nên tập luyện thể dục điều độ để phòng ngừa bệnh giãn phế quản

Nên tập luyện thể dục điều độ để phòng ngừa bệnh giãn phế quản

Qua đó có thể thấy, giãn phế quản là bệnh lý mạn tính cần được phát hiện sớm và điều trị giãn phế quản đúng hướng để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát và cải thiện chức năng hô hấp lâu dài. Việc kết hợp chẩn đoán chính xác bằng các phương pháp hình ảnh hiện đại cùng với điều trị đa phương pháp – từ dẫn lưu đờm, dùng thuốc đến thay đổi lối sống – sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Chủ động theo dõi sức khỏe hô hấp và tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ là yếu tố then chốt giúp kiểm soát tốt giãn phế quản và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital