Thuốc giãn phế quản dạng xịt và những thông tin cần biết

Tham vấn bác sĩ

Bệnh co thắt phế quản là bệnh lý về hô hấp nguy hiểm và nếu không được phát hiện sớm có thể tái phát và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới chức năng hô hấp và nguy cơ đe dọa tính mạng. Những loại thuốc điều trị ra đời có thể hạn chế những ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm của bệnh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này và dòng thuốc giãn phế quản dạng xịt, người bệnh cùng đọc qua bài viết sau đây.

1. Bệnh giãn phế quản và những bệnh lý làm tăng nguy cơ giãn phế quản

Khi hít thở, không khí sẽ từ đường hô hấp trên di chuyển đến các cơ quan khác ở đường hô hấp dưới và cụ thể là đến khí quản để lan tỏa sang các nhánh phế quản để vào các phế nang. Ở phổi có thể diễn ra lọc oxy sau đó di chuyển đến dòng máu và đưa tới các cơ quan khác để nuôi dưỡng hoạt động trong cơ thể.

Giãn phế quản xảy ra khi những cơ trơn trong thành phế quản co thắt dẫn tới đường thở bị thu hẹp và cản trở quá trình trao đổi khí trong phổi khiến phế quản tiết ra nhiều chất nhầy, điều này cản trở hoạt động hô hấp của người bệnh. Những nguyên nhân chủ yếu gây giãn phế quản bao gồm:

– Những bệnh lý về hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm đường hô hấp, khí phế thũng, bệnh nhiễm trùng phổi, bệnh hen suyễn

Thuốc giãn phế quản dạng xịt sử dụng cho nguy cơ bệnh nào?

Hen suyễn kéo dài khiến hệ hô hấp bị tổn thương dẫn tới biến chứng giãn phế quản

– Sống trong môi trường ô nhiễm không khí, ăn những chất phụ gia độc hại ở hóa chất, thực phẩm, do thói quen hút thuốc lá lâu năm

– Uống các loại thuốc có khả năng làm loãng máu như thuốc huyết áp hoặc thuốc chống viêm…

– Dị ứng ở đường thở, nhiễm khí lạnh hoặc niêm mạc bị khô…

2. Thuốc giãn phế quản ở dạng xịt và những lưu ý quan trọng cần biết

2.1 Thuốc giãn phế quản dạng xịt và những lưu ý khi sử dụng

Người bệnh cần lưu ý những điều sau để hạn chế những ảnh hưởng tới chất lượng phác đồ điều trị:

– Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và những khuyến cáo của dòng thuốc, bởi mỗi loại thuốc có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng sai cách. Thuốc cũng có thể sản xuất với nhiều dạng khác nhau nên trước khi sử dụng người bệnh nên theo dõi kỹ để giải quyết nếu có vấn đề.

– Lưu ý về những trường hợp chống chỉ định cho từng dòng thuốc khác nhau, đặc biệt là bệnh nhân tim mạch, cường giáp, huyết áp cao hoặc đái tháo đường… cần thông báo trước với bác sĩ

– Không tùy ý thay thuốc, đổi thuốc, giảm liều hay tăng liều thuốc mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ hoặc sử dụng những dòng thuốc trôi nổi chưa rõ nguồn gốc trên thị trường.

2.2 Thuốc giãn phế quản dạng xịt và những lưu ý về tác dụng phụ có thể gặp

Những tác dụng phụ có thể gặp phải với thuốc điều trị giãn phế quản có thể gặp là:

– Chóng mặt hoặc đau đầu

– Run rẩy tay chân

– Nhịp tim đập rối loạn, đánh trống ngực thường xuyên

– Chuột rút hoặc tiêu chảy.

Những tác dụng phụ có thể gặp với thuốc giãn phế quản dạng xịt

Chuột rút là một tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị giãn phế quản, tuy nhiên tình trạng này không phổ biến

3. Những nhóm thuốc điều trị giãn phế quản thường được chỉ định hiện tại

3.1 Nhóm thuốc kháng cholinergic – tác dụng ngắn

Thuốc giãn phế quản nói chung dùng để giãn cơ trơn ở phế quản và tăng lưu thông không khí đường thở. Đối với dòng thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn có thể được dùng trong điều trị hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc giãn phế quản với cơ chế giải phóng chất gây tắc nghẽn và co thắt phế quản để xoa dịu triệu chứng bệnh.

Khi dùng dòng thuốc này cần thận trọng, đặc biệt với những bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, ung thư tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang hoặc sưng tuyến tiền liệt…

3.2 Nhóm thuốc theophylline – có tác dụng dài hạn

Thuốc có tác dụng trong thời gian dài, làm giảm triệu chứng nghiêm trọng và giúp người bệnh thở dễ dàng hơn. Những tác dụng phụ không mong muốn của bệnh có thể là: xuất huyết dạ dày, nôn, rối loạn nhịp tim, kích thích thần kinh… nên những bệnh nhân khi điều trị cần lưu ý tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là:

– Bệnh nhân cường giáp

– Bệnh nhân động kinh

– Bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp hoặc mắc bệnh về tuyến giáp

– Bệnh nhân là người lớn tuổi hoặc bệnh nhân trung niên có sức khỏe yếu.

3.3 Nhóm thuốc đồng vận beta-2 – tác dụng ngắn hoặc tác dụng dài

Những dòng thuốc giãn phế quản nhóm này có thể làm giảm đi những triệu chứng của bệnh nhưng tác dụng thường ngắn – khoảng 20 phút và trong khoảng thời gian 4 đến 6 giờ. Những trường hợp giãn phế quản với triệu chứng nặng và đến nhanh cần dùng dạng hít.

Bên cạnh thuốc tác dụng ngắn, nhóm thuốc này cũng có tác dụng dài và cần mất khoảng 1 giờ thuốc mới có thể phát huy tác dụng, thời gian có thể kéo dài trong khoảng 12 giờ. Thuốc có thể được kê đơn hàng ngày và không phù hợp với những bệnh nhân cấp tính.

Đồng thời, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần uống thuốc đúng liều và không dùng nhóm thuốc này với những bệnh nhân:

– Mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh về mạch máu và tim, rối loạn nhịp tim…

– Mắc bệnh cường giáp

– Mắc bệnh tiểu đường.

Thuốc giãn phế quản dạng xịt và khuyến cáo của bác sĩ

Để sử dụng thuốc đúng liều và hiệu quả, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc giãn phế quản dạng xịt người bệnh cần biết và lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Gi ãn phế quản là một bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị cùng với kiểm soát sớm triệu chứng nếu không có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Đồng thời, để có được sức khỏe tốt, hiệu quả điều trị cao, người bệnh cũng nên thăm khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để kịp thời xử lý các tình trạng phát sinh và đổi phác đồ điều trị nếu như không thật sự phù hợp đối với tình trạng của người bệnh.

Bên cạnh đó, nếu thấy có biểu hiện lạ sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể xử lý nhanh chóng những tác dụng phụ không đáng có nếu không may gặp phải.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital