Thuốc giãn phế quản và những lưu ý quan trọng trong sử dụng

Tham vấn bác sĩ

Các loại thuốc giãn phế quản sử dụng trong những trường hợp xảy ra tình trạng co thắt phế quản và những nhóm thuốc này có cơ chế hoạt động khác nhau. Do đó, đôi khi các loại thuốc này có thể sử dụng phối hợp nhằm gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, giúp cải thiện triệu chứng.

1. Tìm hiểu về phác đồ điều trị giãn phế quản với thuốc

1.1 Thuốc giãn phế quản là thuốc gì?

Thuốc để điều trị căn bệnh này có thể làm giãn cơ trơn của phế quản, giãn phế quản và giúp tăng đường kính của đường thở để không khí có thể di chuyển qua đường thở đến các phế nang dễ hơn, từ đó tránh thiếu oxy các mô.

Loại thuốc này cũng có thể được bào chế dưới các dạng khác nhau gồm: đường uống, xịt, tiêm hoặc khí dung. Đối với các loại thuốc đường uống thường được làm thành dạng viên nén, viên nang hoặc dung dịch.

Các dạng điều chế thuốc giãn phế quản

Thuốc điều trị giãn phế quản có thể được điều chế thành nhiều dạng khác nhau

1.2 Các nhóm thuốc giãn phế quản hiện nay

Hiện nay có đến 3 nhóm thuốc giãn phế quản, những loại thuốc này có thể làm giãn đường thở nhưng hoạt động ở các thụ thể khác nhau khi ở trong cơ thể. Những nhóm thuốc chữa căn bệnh nguy hiểm này bao gồm:

– Nhóm đồng vận beta-2 giao cảm với tác dụng ngắn hoặc dài

– Nhóm thuốc kháng Cholinergic có tác dụng trong thời gian ngắn

– Nhóm thuốc dẫn xuất Xathine.

Thuốc giãn phế quản dạng đồng vận beta-2

Thuốc này có thể kích thích receptor beta của đường thở để giãn phế quản và hỗ trợ các cơ trơn quanh đường thở giãn ra để cải thiện luồng không khí vào phổi tự nhiên khi người bệnh khó thở.

Thuốc này được chia ra công dụng kéo dài và công dụng ngắn với:

– Thuốc tác dụng ngắn: làm giảm những triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng nhưng chỉ được một thời gian rất ngắn và thường phát huy tác dụng trong khoảng 20 phút sau khi uống và kéo dài khoảng 4 đến 6 giờ. Bên cạnh đường uống thì người bệnh có thể sử dụng thuốc dạng hít, tuy nhiên dạng này sẽ có hiệu quả cao với những triệu chứng bệnh nặng và đến nhanh.

– Thuốc có tác dụng dài: Sau khi uống mất khoảng trên 1 tiếng đồng hồ mới phát huy công dụng nhưng hiệu quả kéo dài lâu, trong khoảng trên 12 tiếng. Thuốc này có thể sử dụng liên tục hàng ngày để ngăn chặn những cơn co thắt ở phế quản và không khuyến cáo dùng trong các trường hợp khẩn cấp.

Trường hợp nếu không chỉ định dùng được nhóm thuốc này khi điều trị bệnh giãn phế quản thì người bệnh có thể không nên sử dụng bởi có thể khiến ảnh hưởng đến tình trạng bệnh nên cần được chỉ định và cân nhắc kỹ, đặc biệt là với người bệnh:

– Có bệnh cường giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức

– Gặp các vấn đề về tim mạch như bệnh cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh lý về cơ tim hay mạch máu

– Người đang có tình trạng bệnh đái tháo đường.

Thuốc giãn phế quản một số dòng chống chỉ định cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường chống chỉ định với dòng thuốc điều trị giãn phế quản đồng vận beta-2

Thuốc kháng Cholinergic

Thuốc này thường được dùng trong điều trị bệnh giãn phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc những trường hợp điều trị bệnh hen phế quản. Cơ chế của nhóm thuốc này là làm giãn phế quản và giải phóng những chất tích tụ làm phế quản bị co thắt.

Nhóm thuốc này cũng có công dụng giúp ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên khiến phế quản bị co thắt. Thuốc sẽ hỗ trợ ức chế hoạt động của chất dẫn truyền này và từ đó khiến đường thở của bệnh nhân có thể được giãn và bệnh nhân có thể thở thoải mái hơn.

Nhóm thuốc kháng Cholinergic này được khuyến cáo thận trọng đối với những đối tượng như:

– Bị tình trạng tăng kích thước của tuyến tiền liệt hoặc tăng sản tuyến tiền liệt lành tính

– Có tình trạng tắc nghẽn dòng chảy bàng quang như sỏi bàng quang hoặc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Các loại thuốc dẫn xuất Xanthine

Hiện nay vẫn chưa thể chắc chắn về cơ chế hoạt động của chất dẫn xuất Xathine khi được đưa vào cơ thể nhưng khi dùng đồng nghĩa với khả năng làm thông thoáng đường thở có thể cải thiện.

Nhóm thuốc này có tác dụng trong thời gian dài và được sử dụng với dạng uống cùng dạng tiêm, dạng tiêm sẽ được chỉ định cho những trường hợp giãn phế quản nặng. Nhóm thuốc đường uống được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nang.

Dòng thuốc này có thể dẫn tới một số tác dụng phụ khi sử dụng nên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là với những trường hợp giãn phế quản kết hợp với:

– Tuyến giáp tăng hoạt động

– Bệnh lý nặng về tim mạch hoặc bênh về huyết áp

– Bệnh lý về động kinh

– Người cao tuổi cần được theo dõi kỹ càng nếu được kê đơn nhóm thuốc này trong điều trị bệnh phế quản.

2. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị giãn phế quản

Các nhóm thuốc sẽ được kê đơn với trường hợp người bệnh mắc bệnh về co thắt phế quản như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản cấp… Những loại thuốc đường uống cũng hỗ trợ phòng ngừa tái phát cơn co thắt ở phế quản.

Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc với phác đồ khác nhau, tuy nhiên người bệnh lưu ý:

thuốc điều trị giãn phế quản cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa

Mỗi bệnh nhân giãn phế quản sẽ được chỉ định với một phác đồ khác nhau

– Khi dùng thuốc có thể có nguy cơ dẫn tới tác dụng phụ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng run tay chân, chóng mặt, tim đập nhanh, chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn…

– Dùng thuốc theo hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ bởi liệu trình, liều lượng và thời gian sử dụng mỗi loại thuốc là khác nhau và khi có dấu hiệu bất thường cần được bác sĩ xử lý kịp thời

– Uống thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng của thuốc

– Nếu bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường… cần hỏi bác sĩ về các loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh

– Đối với những đối tượng đặc biệt như: người già, trẻ em, người có bệnh lý nền… cần lưu ý tới các triệu chứng bất thường và lưu ý về các vấn đề môi trường để điều trị với hiệu quả tốt nhất.

Hi vọng những thông tin về thuốc giãn phế quản trên đây có thể giúp ích cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital