Chăm sóc răng sau phẫu thuật là giai đoạn quan trọng. Răng miệng có phục hồi nhanh hay không là phụ thuộc vào quá trình này. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về phẫu thuật răng cũng như cách chăm sóc sao cho đúng, hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao cần phải phẫu thuật nha khoa?
Có rất nhiều lý do cho các cuộc phẫu thuật răng miệng. Trong đó, về cơ bản, phẫu thuật nha khoa có thể chia làm 2 loại là phẫu thuật chỉnh nha và phẫu thuật bệnh lý.
Về phẫu thuật chỉnh nha, phương pháp này sẽ thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan tới thẩm mỹ của răng. Ví dụ như hàm hô, móm,… sẽ được phẫu thuật để điều chỉnh, giúp hàm răng thẳng đều và hoàn hảo hơn.
Đối với phẫu thuật nha khoa bệnh lý, bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật để giải quyết các vấn đề về bệnh răng miệng. Quá trình phẫu thuật có thể loại bỏ một phần trong bộ phận răng miệng hoặc đặt cấy ghép,… để điều trị.
Quy trình thực hiện phẫu thuật nha khoa thường gồm 4 bước. Trong đó bao gồm thăm khám và tư vấn, chụp kiểm tra cấu trúc, vệ sinh răng miệng, tiến hành phẫu thuật.
2. Quá trình phục hồi răng miệng sau phẫu thuật
Khoảng thời gian một vài tiếng sau phẫu thuật là rất quan trọng, liên quan trực tiếp tới quá trình phục hồi. Tuy phẫu thuật nha khoa thường là điều trị ngoại trú nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Vì vậy, thời điểm sau phẫu thuật, người bệnh cần đặc biệt chú ý để tránh biến chứng.
Trung bình, thời gian để răng bình phục hoàn toàn là từ 7 – 15 ngày tùy từng trường hợp. Trong thời gian này, một vài các triệu chứng có thể xảy ra. Ví dụ như chảy máu, khó chịu, viêm, sốt,… Để hạn chế ảnh hưởng khó chịu từ những triệu chứng này, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc phù hợp. Thực hiện chăm sóc một cách đúng đắn, khoa học sẽ giúp rút ngắn thời gian bình phục răng miệng.
3. Cách chăm sóc răng phục hồi nhanh sau phẫu thuật
Sau đây là một số biện pháp giúp răng phục hồi nhanh sau phẫu thuật hiệu quả có thể dễ dàng thực hiện tại nhà:
3.1 Áp dụng chườm lạnh
Sau khi hoàn tất phẫu thuật, cầm máu và thúc đẩy máu đông nhanh là điều cần thiết. Cách thường được sử dụng là lấy một miếng gạc thấm chất chống tiêu hóa để vào chỗ chảy máu và cắn chặt. Miếng gạc sẽ được giữ cố định trong khoảng 30-40 phút.
Sau khi chảy máu đã dừng lại, chườm lạnh là phương pháp giúp kiểm soát cơn đau và viêm rất hữu hiệu. Các thực hiện biện pháp này rất đơn giản. Ta lấy một miếng đá hoặc tấm băng đặt trong khăn rồi đặt lên phần mặt gần vị trí phẫu thuật. Chườm khoảng 15-30 phút, tình trạng đau nhức sẽ giảm bớt.
3.2 Sử dụng thuốc chăm sóc răng sau phẫu thuật
Tuân thủ nghiêm ngặt những lời dặn và đơn thuốc của bác sĩ là điều quan trọng trong việc hỗ trợ bình phục sau phẫu thuật răng. Thông thường, đơn thuốc được kê sẽ bao gồm một số loại như kháng sinh, giảm đau, chống viêm,… Tất cả đều cần thiết cho vết thương sau phẫu thuật và được kê với liều lượng hợp lý. Đặc biệt lưu ý là bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định. Nếu tự ý thay đổi uống quá liều hay không đủ liều sẽ không đạt hiệu quả. Thậm chí đó có thể là nguyên nhân dẫn tới tác dụng phụ của thuốc.
Với đơn thuốc và tư vấn từ bác sĩ, bệnh nhân thực hiện đúng có thể yên tâm hơn sau phẫu thuật. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra biến chứng.
3.3 Vệ sinh, chăm sóc răng sau phẫu thuật nhẹ nhàng
Thời gian sau khi vừa thực hiện phẫu thuật, việc tác động vào vết thương cần được hạn chế. Đối với việc vệ sinh răng miệng trong thời gian này cũng vậy. Khi đánh răng, người bệnh nên thao tác một cách nhẹ nhàng và tránh chạm vào vết thương. Việc chạm vào vết thương có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng. Bàn chải đánh răng sử dụng cần được làm sạch thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập,
Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, việc sử dụng chỉ nha khoa hay nước súc miệng thông thường chạm vào vết thương là không nên. Điều này sẽ dẫn dễ tới kích ứng, gây cảm giác đau nhức. Thay vào đó, hãy súc miệng nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn bằng các dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý 0.9%, Betadine 1% được pha loãng,… Những lựa chọn này sẽ đem lại hiệu quả và an toàn hơn cho răng miệng sau phẫu thuật nha khoa.
3.4 Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một thực đơn ăn toàn và dinh dưỡng là yếu tố cần thiết cho sự hồi phục sau phẫu thuật. Trong đó, có những thực phẩm cần được bổ sung giúp hỗ trợ tốt cho vết thương. Ngược lại, có một số lựa chọn cần hạn chế hoặc tránh sử dụng để gây ảnh hưởng xấu.
– Những thực phẩm nên dùng:
Trái cây và rau củ là hai nhóm thực phẩm hàng đầu cần được bổ sung. Trong rau củ có chứa chất xơ. Đây là thành phần hỗ trợ rất tốt sau quá trình sau phẫu thuật. Đặc biệt là sau thời gian dài phải sử dụng kháng sinh và giảm đau điều trị sau phẫu thuật. Trái cây sẽ cung cấp vitamin cần thiết, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.
Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc cũng là nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng. Điển hình như gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ cao. Hay như bánh mì đen chứa rất nhiều chất xơ và góp phần bổ sung năng lượng. Đây đều là những thành phần rất tốt để hỗ trợ lành vết thương sau phẫu thuật. Khi bổ sung năng lượng đầy đủ, bệnh nhân cũng tránh tình trạng suy nhược sau phẫu thuật.
– Những thực phẩm tránh sử dụng:
Sau khi phẫu thuật nha khoa, bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm sấy khô và nhiều gia vị. Ví dụ như thịt bò khô, trái cây sấy hay các món chiên. Thịt đỏ và các loại đồ ngọt cũng nên được hạn chế để tránh ảnh hưởng tới hồi phục.
3.5 Thực hiện tái khám đúng hẹn
Điều cuối cùng cần lưu ý sau khi phẫu thuật là các buổi tái khám. Tái khám sẽ giúp kiểm tra và phát hiện ra những vấn đề sau phẫu thuật. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên, phương pháp phù hợp để xử lý kịp thời.
Vừa rồi là một vài lưu ý để thúc đẩy quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Quá trình này có hiệu quả, nhanh chóng hay không phần lớn phụ thuộc vào chính bản thân người bệnh. Vậy nên, chúng ta hãy lưu ý thực hiện theo đúng các quy tắc nhé!