Những chị em sinh thường, rạch tầng sinh môn chắc hẳn sẽ băn khoăn sau bao lâu thì cắt chỉ và cắt chỉ tầng sinh môn có đau không. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây. Cắt chỉ tầng sinh môn có đau không
11/01/2019 | Vết rạch tầng sinh môn bị lồi có sao không
11/01/2019 | Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được
18/12/2018 | Phụ nữ bị băng huyết nên ăn gì
Menu xem nhanh:
1. Cắt chỉ tầng sinh môn có đau không?
Theo các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT THu Cúc, ngày nay, các cơ sở y tế đều dùng chỉ tự tiêu để khâu các vết thương, vết rạch khi phẫu thuật. Có 2 loại chỉ tự tiêu là chỉ có nguồn gốc tự nhiên, sẽ tiêu biến trong quá trình enzim hóa và chỉ tổng hợp, bị tiêu biến do thủy phân. Nhờ vậy, chị em bị rạch tầng sinh môn khi sinh sẽ không cần trải qua quá trình cắt chỉ như trước đây
Về câu hỏi rạch tầng sinh môn bao lâu thì cắt chỉ, chị em cũng đã có đáp án rồi. Do khâu bằng chỉ tự tiêu nên chị em hoàn toàn không phải suy nghĩ về khoản cắt chỉ. Khoảng 2 tuần sau khi khâu, vết thương lành lại thì chỉ cũng tiêu biến.
2. Vì sao phải rạch tầng sinh môn?
Tầng sinh môn là mô tế bào nằm giữa âm đạo và hậu môn, có tác dụng nâng đỡ các cơ quan ở vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng… Đây được xem là một bộ phận rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. sinh mổ 8 có thai lại
Khi sinh thường, âm đạo của chị em sẽ mở tối đa 10 cm nhưng trong nhiều trường hợp, khoảng mở này không đủ để em bé chui ra ngoài, khi ấy, nếu không can thiệp rạch tầng sinh môn thì bộ phận này sẽ tự rách. Vết rách tầng sinh môn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chất lượng sinh hoạt tình dục của chị em sau này. Chính vì vậy, khi ca đẻ thường gặp khó khăn, bác sĩ sẽ chủ động cắt tầng sinh môn.
Các trường hợp bác sĩ quyết định rạch tầng sinh môn:
Các mẹ có tầng sinh môn kém linh hoạt, trong quá trình rặn đẻ có thể bị rách.
Mẹ bị viêm âm đạo hoặc đáy chậu phù nề
Em bé có đường kính đầu lớn cũng cần rạch tầng sinh môn của mẹ, không để tự rách
Cơn co bóp tử cung của mẹ không đủ mạnh thì bác sĩ cũng rạch tầng sinh môn để quá trình sinh diễn ra nhanh hơn
Mẹ từ 35 tuổi trở lên cũng thường được bác sĩ rạch tầng sinh môn khi sinh
Mẹ bị mắc bệnh tim, tăng huyết áp trong thai kỳ
Mẹ có dấu hiệu suy thai dù âm đạo đã mở đủ lớn, đầu bé đã xuống thấp thì bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn để đẩy nhanh quá trình sinh.
3. Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn
Thường thì vết rạch tầng sinh môn cần 1 tháng để hồi phục. Trong thời gian này, các mẹ cần chú ý các thao tác chăm sóc tầng sinh môn để đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Các mẹ cần:
Vệ sinh tầng sinh môn nhẹ nhàng, khi đi vệ sinh thì để một miếng gạc lên vết rạch để không bị xót. Mẹ có thể dùng nước ấm xịt nhẹ nhàng vào vết mổ để làm dịu cảm giác khó chịu.
Không sử dụng các dung dịch vệ sinh và các loại thuốc nếu chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
Mẹ tránh vận động mạnh kẻo làm tổn thương đến vết rạch.
Mặc các loại đồ lót thoáng khí, đôi khi mẹ cần để vết rạch được hở ra không khí để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
Ăn nhiều chất xơ để ngừa táo bón. Nếu bị táo bón mẹ sẽ được bác sĩ kê cho các loại thuốc nhuận tràng.
Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng.
Nếu vết khâu tầng sinh môn có dấu hiệu sưng tấy, mưng mủ, chảy máu, rách… mẹ cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin về vết khâu tầng sinh môn cho các mẹ sau sinh. Nếu còn thắc mắc nào về chủ đề này, các mẹ hãy liên lạc tới đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc