Vết rạch tầng sinh môn bị lồi có sao không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật giúp chị em sinh thường dễ dàng hơn. Có những chị em Vết rạch tầng sinh môn bị lồi có sao không?. Hãy cùng tìm hiểu xem những dấu hiệu này có nguy hiểm hay không.
11/01/2019 | Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được

18/12/2018 | Phụ nữ bị băng huyết nên ăn gì

13/12/2018 | Băng huyết có nguy hiểm không

1. Vết rạch tầng sinh môn bị lồi

Tầng sinh môn là một bộ phận nằm giữa âm đạo và hậu môn, có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu. Trong quá trình sinh thường, nếu mẹ gặp khó khăn, em bé quá to, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn để bé ra dễ dàng hơn.

Rạch tầng sinh môn giúp quá trình sinh thường diễn ra dễ dàng hơn.

Rạch tầng sinh môn giúp quá trình sinh thường diễn ra dễ dàng hơn.

Sau khi sinh xong, mẹ sẽ phải tiến hành chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để vết thương nhanh lành và không để lại biến chứng. Có một số trường hợp vết rạch tầng sinh môn bị lồi khiến chị em lo lắng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do cơ địa chị em dị ứng với chỉ khâu. Có trường hợp mẹ bị thiếu chất, kiêng khem nhiều dẫn đến máu không thể đưa kháng sinh xuống vết khâu, làm vết thương bị nhiễm trùng, lâu lành. Nếu chị em không vệ sinh vết rạch đúng cách thì cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng, gây lồi vết thương.

Khi phát hiện vết rạch tầng sinh môn bị lồi, chị em hãy bình tĩnh đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị.

Vết rạch tầng sinh môn bị lồi có sao không

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến trong sinh thường.

2. Vết rạch tầng sinh môn bị sưng

Tương tự như hiện tượng vết rạch tầng sinh môn bị lồi, nhiều mẹ có thể bị sưng vết rạch. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này: tụ máu vết khâu, lạc nội mạc tử cung đến vết khâu, vệ sinh không đảm bảo gây nhiễm khuẩn vết rạch.

Vết rạch tầng sinh môn bị sưng nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng cho chị em. Biến chứng đầu tiên là vết khâu ngứa, bị chảy máu.

Nếu vết rạch tầng sinh môn bị sưng gây viêm nhiễm, lây lan đến các cơ quan khác thì khả năng sinh sản của chị em sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không điều trị kịp thời, những vết viêm nhiễm từ nhẹ sẽ chuyển biến thành bệnh phụ khoa phức tạp.

Chính vì vậy, chị em cần đi khám ngay khi vết khâu tầng sinh môn có bất cứ biến chứng gì.

Nếu không được giữ vệ sinh và chăm sóc tốt, vết rạch tầng sinh môn có thể bị lồi, bị sưng.

Nếu không được giữ vệ sinh và chăm sóc tốt, vết rạch tầng sinh môn có thể bị lồi, bị sưng.

3. Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh

Điều quan trọng nhất vẫn là chăm sóc và giữ vệ sinh vết rạch tầng sinh môn thật tốt để vết thương mau lành. Dưới đây là một số lời khuyên mà các mẹ có thể làm theo để chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh và làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình lành vết thương:

Giữ sạch khu vực vết rạch: mẹ bầu cần làm sạch khu vực này đúng cách, sử dụng khăn bông sạch để lau rửa. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và giảm thiểu khả năng bị nhiễm trùng. Mẹ hãy nhẹ nhàng lau từ trước ra sau. Tránh chà xát khu vực này bởi nó có thể gây viêm nhiễm.

Uống thuốc đúng giờ: nếu các mẹ thấy đau thì hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Để cho khu vực vết rạch được thoáng khí chính là điều cần thiết giúp cho vết thương nhanh lành. Vì vậy, mẹ hãy có những khoảng thời gian không mặc quần áo hoặc đóng băng vệ sinh để vết khâu được “thở” nhé.

Sử dụng túi nước đá: phương pháp chườm đá có tác dụng giảm đau đáy chậu và làm dịu vết thương. Mẹ có thể dùng một miếng bông ướp lạnh rồi đặt vào băng vệ sinh để sử dụng.

Tham khảo bài đọc sau: Ca sinh mổ mất bao lâu

Chườm đá giúp vết rạch tầng sinh môn dịu đau.

Chườm đá giúp vết rạch tầng sinh môn dịu đau.

Cách dùng băng vệ sinh: băng vệ sinh dùng để thấm máu và sản sinh sau sinh, cần được thay thường xuyên để ngăn sự phát triển của vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng đáy chậu.

Cắt ngắn móng tay: nếu mẹ để móng tay dài mà bôi kem giảm đau thì có thể gây tổn thương cho vết rạch ở đáy chậu. Vì vậy, mẹ cần cắt ngắn móng tay trước khi làm việc này.

Đi lại thận trọng: mẹ hãy cố gắng không tác dụng lực lên khu vực âm đạo khi ngồi hoặc đứng lên. Hãy sử dụng đệm và tránh ngồi lên bề mặt cứng bởi điều đó có thể gây đau đớn.

Ngăn ngừa táo bón: dùng thuốc nhuận tràng để giảm táo bón bởi việc đi vệ sinh có khăn có thể gây áp lực lên vết thương, khiến nó đau hơn. Đôi khi, mẹ bầu bị táo bòn còn gây bục mũi khâu.

Làm dịu âm hộ khi đi tiểu: sau khi đi tiểu, mẹ hãy dùng nước ấm xịt nhẹ để làm dịu vết thương. Thay vì rửa, mẹ hãy dùng giấy mềm lau khô khu vực này.các vấn đề sau sinh

Tránh quan hệ tình dục: rạch tầng sinh môn sẽ đau trong vài tuần sau sinh. Vì vậy, tốt nhất là mẹ hãy tránh quan hệ tình dục trong giai đoạn này.

Các bài tập sàn chậu: chúng giúp tăng cường cơ ở khu vực âm đạo, thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn.

Sử dụng bồn tắm: đây là cách rất tuyệt vời để làm lành vết rạch tầng sinh môn.

Tránh dùng tampon: Không nên sử dụng tampon trong vòng 6 tháng sau khi sinh.

Dùng kem thuốc và xịt gây tê: có một số loại thuốc xịt gây tê tại chỗ hoặc kem dược liệu có thể dùng cho vét rạch tầng sinh môn để giảm đau và làm vết thương nhanh lành hơn. Nếu mẹ cảm thấy đau và không thảo mái sau khi áp dụng những bí kíp trên thì hãy đến gặp bác sĩ.

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital