Các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng thay đổi tùy theo vị trí và kích thước của khối u. Chính vì các triệu chứng không rõ ràng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Từ đó dẫn tới tâm lý chủ quan của người bệnh. Để tránh những biến chứng và điều không mong muốn, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư họng ngay nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ.
Menu xem nhanh:
1. Lý giải lý do nên tầm soát ung thư họng
Để phát hiện bệnh sớm, cách tốt nhất là tầm soát ung thư vòm họng. Khi phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho các bác sĩ có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và tăng cơ hội chữa trị thành công. Điều trị ung thư vòm họng sớm giúp người bệnh có thể tiết kiệm được tối đa chi phí điều trị bệnh, giúp tinh thần của người bệnh lạc quan hơn.
Tầm soát ung thư vòm họng là phương pháp sàng lọc nhằm tìm kiếm các tế bào bất thường ở người bệnh trước khi xuất hiện các triệu chứng. Phương pháp này có thể giúp bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, từ đó kịp thời can thiệp điều trị.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng như: Nội soi tai mũi họng, chụp MRI, chụp CT, xét nghiệm máu và xét nghiệm nồng độ virus EBV trong huyết tương…
2. Khi nào nên thực hiện tầm soát ung thư họng?
Các dấu hiệu của ung thư vòm họng thường không rõ ràng, dễ bỏ qua và hay bị nhầm lẫn với các triệu chứng viêm nhiễm vùng tai mũi họng.
Nếu như cơ thể của có xuất hiện một số triệu chứng dưới đây mà không có dấu hiệu thuyên giảm, nên thực hiện tầm soát ung thư sớm nhất có thể:
– Đau đầu: Cơn đau đầu của ung thư vòm họng mang tính chất âm ỉ và xuất hiện theo từng đợt. Khi sang tới giai đoạn muộn các cơn đau này sẽ trở nên nặng hơn, lúc này thuốc giảm đau gần như không có tác dụng.
– Đau họng, khản tiếng: Khi có xuất hiện biểu hiện này là lúc khối u đang phát triển dẫn tới tổn thương tế bào lành tính và chèn ép các cơ quan. Các hạch bạch huyết bị khối u chèn ép gây đau rát họng khi nuốt nước bọt.
– Ngạt mũi: Một triệu chứng điển hình khác là ngạt một bên mũi, kèm theo là chảy nước mũi. Ở giai đoạn muộn sẽ thấy máu lẫn trong dịch mũi hoặc hay bị chảy máu cam.
– Nổi hạch vùng cổ: Đây là dấu hiệu thường gặp và có thể phát hiện bằng cách dùng tay cảm nhận. Chỉ khi có các tổn thương xung quanh vị trí hạch thì nó mới xuất hiện và có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Ngoài ra, kể cả khi chưa có triệu chứng gì bất thường thì việc khám sàng lọc ung thư vòm họng cũng nên được thực hiện với đối tượng có yếu tố nguy cơ cao.
3. Nguyên nhân dẫn tới ung thư vòm họng
Hiện vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây ra ung thư vòm họng. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng cao nguy cơ ung thư vòm họng đó là:
– Nhiễm virus EBV: Virus ngày thuộc nhóm virus Herpes có liên quan mật thiết tới ung thư vòm họng.
– Lạm dụng thuốc lá và rượu bia: Những người sử dụng thuốc lá và rượu có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Khi bạn đồng thời có cả 2 thói quen này khả năng ung thư vòm họng sẽ tăng cao theo cấp số nhân.
– Môi trường làm việc ô nhiễm: Tiếp xúc lâu dài với bụi gỗ, sơn và một số hóa chất sử dụng nhiều trong các ngành như kim loại, dầu mỏ, sản xuất nhựa và dệt may có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
– Tuổi tác: Ung thư vòm họng được phát triển trong nhiều năm, do vậy căn bệnh này đa số hay gặp ở đối tượng lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, các đối tượng người trẻ hiện nay cũng hút thuốc lá và sử dụng rượu bia với tần suất rất nhiều, nên căn bệnh này đã xuất hiện ở giới trẻ.
4. Phương pháp sàng lọc ung thư họng phổ biến
Để có thể đánh giá một cách chính xác nhất, sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán cần thiết khác như:
4.1. Xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư họng
Xét nghiệm máu sẽ giúp xác định được các kháng nguyên hay kháng thể virus EBV, thử phản ứng các huyết thanh IgA/EA, IgA/EBNA, IgA/VCA nhằm đánh giá được tiên lượng của bệnh.
4.2. Nội soi tai mũi họng
Vòm họng nằm ở vị trí sâu bên trong vùng đầu và cổ nên rất khó để quan sát. Do vậy, các bác sĩ cần thực hiện nội soi để kiểm tra có bất thường như chảy máu hoặc các dấu hiệu bệnh khác hay không. Có 2 phương pháp nội soi tai mũi họng phổ biến:
– Nội soi gián tiếp: Phương pháp này sử dụng gương nhỏ chuyên dụng và đèn sáng để soi vòm họng và các vùng lân cận.
– Nội soi trực tiếp: Phương pháp này sử dụng ống nội soi có gắn camera và đèn đưa qua mũi để quan sát niêm mạc họng.
4.3. Sinh thiết
Tùy thuộc vào từng vị trí mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách sinh thiết phù hợp:
– Sinh thiết nội soi: Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi quan sát phía trong vòm họng. Sau đó tiến hành lấy mẫu tế bào vòm họng thông qua ống nội soi và quan sát dưới kính hiển vi.
– Sinh thiết chọc hút tế bào: Phương pháp này được thực hiện khi nghi ngờ có khối u ở trong hoặc gần cổ. Tùy từng trường hợp mà vùng da được chọc hút tế bào có thể được gây tê hoặc không.
4.4. Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư họng
Thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể hỗ trợ trong việc tìm ra vị trí nghi ngờ ung thư, kiểm tra tình trạng di căn. Chẩn đoán hình ảnh sẽ bao gồm:
– Chụp cắt lớp vi tính CT: Giúp xác định vị trí, kích thước và hình dạng của khối u. Chụp CT còn giúp xác định được ung thư vòm họng đang xâm lấn tới đáy sọ hay chưa.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp xác định ung thư vòm họng có xâm lấn tới các mô mềm gần vòm họng hay không.
Để có kết quả chính xác nhất thì bạn cần lựa chọn cơ sở thăm khám có độ tin cậy cao. Hiện Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang là cơ sở thăm khám được đông đảo người dân lựa chọn. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm, qua đó sẽ tư vấn và lên phác đồ điều trị một cách hiệu quả nhất cho bạn. Bên cạnh đó, với hệ thống máy móc công nghệ hiện sẽ giúp quá trình thăm khám của bạn được diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng và mang tới kết quả được chính xác cao. Những lý do này làm hài lòng đối với những vị khách khi tới với Thu Cúc TCI luôn tin tưởng và lựa chọn thăm khám tại đây. Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cụ thể và bệnh lý ung thư họng và cách tầm soát ung thư họng, đừng quên thực hiện tầm soát định kỳ để bảo vệ cho sức khỏe của mình nhé!