Cách trị hen phế quản tại nhà bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Người bệnh có thể áp dụng kết hợp các phương pháp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Menu xem nhanh:
1. Hen phế quản là gì?
Hen phế quản (còn gọi là hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính tại đường thở, làm tăng khả năng kích ứng đường thở (co cứng, phù nề, tăng tiết đàm) làm cản trở, hạn chế dòng khí đường thở. Tình trạng này làm xuất hiện các triệu chứng khò khè, khó thở, tức ngực và ho lặp đi lặp lại nhiều lần, chủ yếu xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể phục hồi tự nhiên hoặc phải uống thuốc.
Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Người bệnh có thể áp dụng các cách trị hen phế quản tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài người bệnh cần đi khám ngay. Bệnh diễn biến nặng hơn có thể gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Lý do làm khởi phát cơn hen phế quản
Có nhiều tác nhân làm khởi phát cơn hen là:
2.1. Tác nhân dị ứng
– Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi gỗ, phấn hoa, bụi, lông súc vật, tàn thuốc lá, các con bọ nằm trong chăn đệm… Cũng có khi là những hóa chất trong gia đình như: bụi than, khói thuốc lá…
– Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, ốc, hến. ..), trứng, thịt gà, lạc.
– Thuốc: Một vài loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin…
– Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan… là một trong những tác nhân gây khởi phát cơn hen ở người có cơ địa dị ứng.
2.2. Tác nhân không dị ứng
– Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh hen phế quản có thể di truyền cho nhau.
– Yếu tố tâm lý: thường xuyên lo lắng, stress, sang chấn tâm lý…
Đối với những người đã được chẩn đoán hen phế quản, việc tiếp xúc với các chất kích thích có thể dẫn đến việc khởi phát cơn hen cấp tính.
3. Cách trị hen phế quản tại nhà thế nào?
Để điều trị hen phế quản tại nhà, người bệnh có thể tham khảo cách dưới đây:
3.1. Cách trị hen phế quản tại nhà bằng thuốc ức chế
Sử dụng thuốc giãn phế quản để thư giãn và nới rộng các cơ giảm đau xung quanh khí phế quản. Nhằm hướng tới việc giảm các triệu chứng khó thở ở người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo dùng thuốc corticoid dạng hít. Đối với những bệnh nhân không phù hợp với các loại thuốc trên thì có thể sử dụng loại Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Việc sử dụng thuốc chữa hen phế quản cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, do đó bệnh nhân cần lưu ý.
3.2. Cách trị hen phế quản tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian trị hen suyễn cũng được rất nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng. Đây đều là các loại thảo mộc dễ dàng tìm kiếm trong tự nhiên bao gồm:
– Tỏi với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ người bị hen suyễn. Xông tinh dầu tỏi có thể làm thông thoáng đường thở tốt hơn.
– Gừng với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm giúp giãn cơ trơn đường thở từ đó giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn.
– Mật ong nổi bật với tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho – một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn. Khi dùng mật ong kết hợp với thức uống ấm như trà sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng hen suyễn hiệu quả.
3.3. Các biện pháp khắc phục bệnh
Cách trị hen phế quản tại nhà giúp khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng là:
– Tránh tác nhân gây bệnh
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
– Giữ cân nặng hợp lý
– Thực hiện các bài tập thở để các triệu chứng hen suyễn giảm nhẹ để sử dụng ít thuốc hơn.
– Một số người sử dụng các biện pháp trị liệu bổ sung như yoga, châm cứu, uống vitamin…
4. Khi nào cần đi khám hen phế quản?
Nếu các cơn hen phế quản không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù sử dụng nhiều phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh nên tái khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị.
Các bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám một cách cụ thể, khai thác các yếu tổ về tiền sử, diễn tiến của từng bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán.
4.1. Khám lâm sàng
Bệnh nhân hay vào viện do các triệu chứng của một cơn hen phế quản cấp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào lý do vào viện của bệnh nhân và các triệu chứng thu thập được, sau đó xác định chẩn đoán và thực hiện thăm khám lâm sàng. Việc này không những giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mà còn giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng giống như Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm đường hô hấp…
4.2. Đo chức năng hô hấp
Bệnh nhân sẽ được làm Hô hấp ký, đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Nếu chức năng phổi suy giảm sau khi ngưng thuốc giãn phế quản thì bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hen phế quản.
4.3. Chẩn đoán hình ảnh
X-Quang ngực hay CT Scan phổi cho thấy hình ảnh bất thường trong bệnh lý hen phế quản.
4.4. Một số xét nghiệm khác
Xét nghiệm Methacholine, xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đờm, xét nghiệm NO… có thể có tác dụng trong một số trường hợp bệnh.
Mặc dù bệnh hen phế quản khó điều trị dứt điểm nhưng có thể dễ dàng kiểm soát nếu điều trị đúng phương pháp, theo dõi thường xuyên và dùng thuốc phòng ngừa điều đặn.
Các thuốc thường dùng trong điều trị hen phế quản không gây hại đến sức khoẻ. Để có hiệu quả cao sau điều trị, người bệnh cũng cần tránh các yếu tố, tác nhân gây hen phế quản tái phát hoặc nặng thêm như khói thuốc, bụi mịn, phấn hoa, lông động vật…
Người bệnh hen cần đi khám định kỳ để biết chính xác diễn tiến bệnh hen nhằm kê đơn thuốc điều trị hen phế quản thích hợp. Đồng thời người bệnh nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa những thực phẩm gây dị ứng đối với cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán và điều trị sớm, mang lại hiệu quả cao.