Cách phân biệt bệnh sởi ở trẻ nhỏ khác với sốt phát ban như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sởi ở trẻ nhỏ là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp. Bệnh sởi do virus gây ra với các biểu hiện là sốt cao, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa… Bệnh thường bị nhầm lẫn với sốt phát ban do đó khi phát hiện thì bệnh đã chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ phân biệt được sởi ở trẻ em và bệnh sốt phát ban để từ đó biện pháp chăm sóc bé đúng cách, hiệu quả nhé.

1. Những con đường lây nhiễm của bệnh sởi ở trẻ nhỏ?

Virus sởi rất dễ lây lan qua đường ho và hắt hơi, tiếp xúc gần, trực tiếp với người bị nhiễm bệnh, dịch tiết mũi họng. Virus hoạt động và dễ lây lan trong không khí trên bề mặt bị nhiễm bệnh trong vòng gần 2 giờ đồng hồ.

Thông thường, bệnh sởi sẽ diễn biến qua 4 thời kỳ:

– Thời kỳ ủ bệnh: Khoảng từ 8 đến 11 ngày, lúc này bệnh nhân thường không có biểu hiện lâm sàng.

– Thời kỳ bệnh khởi phát: Kéo dài khoảng từ 3 đến 4 ngày kèm sốt nhẹ, sốt cao, sau đó viêm kết mạc kèm gỉ mắt, sưng nề mi mắt, xuất tiết mũi, họng, chảy nước mũi, ho.

– Thời kỳ bệnh toàn phát: Kéo dài từ 4 đến 6 ngày, lúc này ban mọc trong 3 ngày theo thứ tự từ sau tai rồi lan xuống mặt rồi cổ, ngực, lưng, chân. Dạng ban là ban hồng, sần, ban nhỏ hơi gờ trên mặt da, xen kẽ các ban là những khoảng da lành. Ban mọc rải rác, lan rộng dính liền với nhau thành từng mảng tròn từ 3 đến 6mm.

– Thời kỳ lui bệnh: Lúc này ban sẽ lặn theo thứ tự mà chúng đã mọc. Sau khi ban lặn hết nó có thể lại vết thâm ở trên da. Thông thường, khi ban đã lặn hết thì người bệnh cũng hết sốt, trừ khi có biến chứng thì trẻ vẫn sốt sau khi ban lặn.

Sởi ở trẻ nhỏ là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp. Bệnh sởi do virus gây ra với các biểu hiện là sốt cao, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa

Sởi ở trẻ nhỏ là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp. Bệnh sởi do virus gây ra với các biểu hiện là sốt cao, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa

2. Bệnh sởi ở trẻ nhỏ gây ra những biến chứng gì?

Sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như:

– Gây ra viêm tai giữa.

– Khiến lở loét giác mạc.

– Sởi có thể gây viêm não cấp tính: Trẻ nhỏ sau khi phát ban sẽ xuất hiện triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, nôn, cứng gáy…

– Triệu chứng tiêu chảy.

Bệnh viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn.

– Thể lao tiềm ẩn có thể bùng phát do cơ thể trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.

Sởi có thể gây viêm não cấp tính: Trẻ nhỏ sau khi phát ban sẽ xuất hiện triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, nôn, cứng gáy

Sởi có thể gây viêm não cấp tính: Trẻ nhỏ sau khi phát ban sẽ xuất hiện triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, nôn, cứng gáy

3. Phân biệt bệnh sởi ở trẻ nhỏ khác với sốt phát ban như thế nào?

Cách phân biệt các dấu hiệu của sốt phát ban với sởi như sau:

– Khi bị sởi, trẻ thường sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp nhẹ, ban dát sẩn dạng sởi nhưng ban nhỏ, mọc thưa, mọc sớm ngay trong từ 1 đến 2 ngày đầu, ban mọc cùng lúc, khi lặn sẽ không để lại chấm to, đau, hạch tai…

– Sốt phát ban do virus gây ra thường là dạng ban sẩn mọc toàn thân và không theo thứ tự.

– Ban do dị ứng thì ban sẩn cục dạng mề đay ở toàn thân, không theo thứ tự, thường ngứa. Nguyên nhân dị ứng có thể do: dị ứng thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông động vật…

4. Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc và theo dõi trẻ bị sởi tại nhà

Bước đầu, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế gần nhà, không nên đến những nơi đông đúc bệnh nhân để tránh lây nhiễm.

Nếu trẻ bị sởi thông thường thì và cha mẹ có đủ điều kiện chăm sóc, cách ly thì có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bao gồm:

– Cần cách ly trẻ với những trẻ không bị bệnh khác để phòng nguy cơ lây nhiễm.

– Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.

– Khi chăm sóc cho trẻ cần đeo khẩu trang, rửa sạch tay với nước sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ.

– Giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách thay quần áo, vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày, tránh để trẻ nhiễm lạnh.

– Vệ sinh môi trường sống của trẻ, giữ cho phòng sạch sẽ và thông thoáng.

– Trẻ nếu còn bú mẹ thì tích cực cho trẻ bú thành nhiều cữ trong ngày, kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, trẻ lớn cần bổ sung đủ nước mỗi ngày.

– Cần tránh gió lùa và thức ăn có chứa protein dị ứng, gia vị kích thích, thức uống có ga…

– Không dùng kháng sinh nếu trẻ không gặp biến chứng.

– Trong trường hợp trẻ gặp các biến chứng nặng của sởi như: tiêu chảy, viêm phổi… thì cha mẹ cần bổ sung cho trẻ thêm kẽm bằng đường uống. Trẻ lớn có thể bổ sung thêm các loại nước ép, hoa quả giàu vitamin A.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ để có phương án điều trị kịp thời, đúng cách.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ để có phương án điều trị kịp thời, đúng cách.

Bệnh sởi ở trẻ em có thể điều trị tại nhà nếu trẻ được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ để có phương án điều trị kịp thời, đúng cách.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital