Cách chữa trị mất ngủ là chủ đề mà nhiều người quan tâm. Người bị mất ngủ cần kết hợp nhiều biện pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng mất ngủ diễn ra như thế nào?
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thức giấc quá sớm hoặc không thể ngủ lại và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ làm cơ thể khó chịu, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc.
Trung bình mỗi người ngủ từ 7- 8 tiếng/ngày. Giấc ngủ phải đảm bảo thời gian đủ sâu và khi thức dậy cảm thấy thoải mái. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay có xu hướng trẻ hóa. Cách chữa trị mất ngủ khá dễ nhưng không phải ai cũng biết và thực hiện được.
2. Đối tượng dễ bị mất ngủ
2.1. Người cao tuổi
Tuổi càng tăng cao khả năng tiết ra hormone tăng trưởng HGH càng bị hạn chế. Các hormone này tiết ra trong khoảng 10 giờ tối ở giai đoạn ngủ sâu, giúp giấc ngủ ngon tự nhiên hơn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, người cao tuổi thường bị mất ngủ, làm hạn chế sản sinh ra các hormone HGH, dẫn tới khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra, tuổi tác cao kéo theo tình trạng lão hóa các chức năng của cơ thể, đặc biệt quan trọng là hệ thần kinh và não bộ. Điều này làm người cao tuổi khó đi vào giấc ngủ, dễ thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
2.2. Phụ nữ mang thai và sau sinh
Phụ nữ đang mang thai thường xuyên bị mất ngủ đêm do ốm nghén, đau lưng, đau hông, thức dậy đi tiểu nhiều lần hoặc do sự phát triển của thai nhi khiến thai phụ khó có được tư thế ngủ phù hợp…
Đối với phụ nữ sau khi sinh, mất ngủ chủ yếu do quá trình thay đổi nội tiết tố, thay đổi tâm trạng, thường cảm thấy bồn chồn lo lắng, mất giấc vì thức cho con bú… Lúc này, người bệnh mất ngủ có thể kèm theo các biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh chẳng hạn như: tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cảm thấy buồn bã, hay bồn chồn lo lắng, kích động…
2.3. Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh thường bị suy giảm hormone, nhất là hormone estrogen và progesterone. Đây là lý do gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài.
2.4. Người mắc một số bệnh lý
Bệnh mất ngủ có thể do tác động của một số bệnh lý: Thiếu máu não, bệnh tim mạch, hen suyễn, huyết áp cao, rối loạn tiền đình, tiểu đường, trầm cảm, ung thư…
2.5. Người trẻ tuổi chế độ sinh hoạt không hợp lý
Bệnh mất ngủ đêm có thể xảy ra ở người trẻ tuổi do chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không đúng chuẩn khoa học. Bên cạnh đó, áp lực trong công việc, học tập hay thói quen sử dụng các thiết bị điện tử liên tục, trong thời gian dài trước khi ngủ cũng khiến người trẻ tuổi dễ gặp tình trạng mất ngủ.
3. Mất ngủ nguy hại thế nào đến sức khỏe
3.1. Đối với sức khỏe
– Tăng nguy cơ đột quỵ: Mất ngủ kéo dài làm cơ thể tăng sinh quá mức gốc tự do. Các gốc tự do tấn công và gây tổn thương cho mạch não, sẽ tạo nên các mảng xơ vữa và huyết khối, làm tăng cao nguy cơ đột quỵ.
– Nguy cơ ung thư: Tình trạng mất ngủ có thể tổn thương đến ADN cũng như khả năng tự chữa lành gen, từ đó tăng mạnh nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư vú.
– Mắc bệnh lý về tim mạch: Khi cơ thể không ngủ đủ giấc, tim phải hoạt động liên tục, kéo dài mà không được nghỉ ngơi. Điều này dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim, gây ra nhiều vấn đề về tim mạch.
– Gặp các vấn đề về thần kinh: Giấc ngủ không đảm bảo có thể khiến người bệnh bị rối loạn cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và hay lo lắng. Lâu dần sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn cảm xúc, hành vi, rối loạn khí sắc, trầm cảm…
3.2. Đối với sắc đẹp
– Tăng cân: Khi bị mất ngủ, hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn và không thể chuyển hóa thức ăn, gây nên tình trạng tích tụ mỡ thừa, tăng cảm giác thèm ăn, nhất là những thực phẩm giàu chất béo. Điều này dẫn tới nguy cơ béo phì, tiểu đường và mỡ máu cho người bệnh.
– Lão hóa sớm: Ngủ không đủ giấc tác động mạnh đến nồng độ collagen của cơ thể, lúc này da sẽ xuất hiện mụn, nếp nhăn, làm da tối màu, sạm nám…
3.3. Đối với cuộc sống
– Mất tập trung, giảm trí nhớ: Tình trạng mất ngủ khiến trí nhớ bị giảm nghiêm trọng, người bệnh dễ quên và lú lẫn. Ngoài ra, giấc ngủ không đủ khiến cơ thể thiếu sức sống, đầu óc mất tập trung và phản xạ kém.
– Giảm hiệu suất làm việc: Cơ thể uể oải, khó tập trung ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất làm việc và chất lượng công việc.
– Nguy cơ mất dần các mối quan hệ: Người mất ngủ sẽ khó kiểm soát được cảm xúc và dễ cáu gắt, nóng giận với người xung quanh hơn. Lâu dần, chính tình trạng này có thể khiến họ mất dần các mối quan hệ xã hội.
4. Cách chữa trị mất ngủ bạn cần biết
Cách chữa trị mất ngủ hiệu quả đó là cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Người bệnh chú trọng thăm khám định kỳ, sử dụng thuốc và tích cực thay đổi lối sống, sinh hoạt cho phù hợp khoa học.
4.1. Cách chữa trị mất ngủ: Thay đổi chế độ sinh hoạt
Một số giải pháp mà bạn nên áp dụng để chữa mất ngủ là:
– Ăn uống điều độ, đủ chất
– Đi ngủ đúng giờ, không thức làm việc quá khuya.
– Không sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ như rượu bia, cà phê nhiều trong ngày hoặc buổi tối.
– Không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại máy tính dễ gây khó ngủ vào ban đêm.
– Vận động cơ thể, tập thể dục thể thao đều đặn hằng ngày.
– Duy trì tinh thần vui vẻ, luôn thoải mái và suy nghĩ tích cực.
4.2. Cách chữa trị mất ngủ: Sử dụng một số loại thuốc
Đối với các trường hợp bị mất ngủ nặng, kéo dài, người bệnh nên đi khám tại bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Một số loại thuốc thường được sử dụng để giúp người bệnh thư giãn, dễ ngủ hơn như thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm…
4.3. Phương pháp điều trị tâm lý
Với phương pháp điều trị tâm lý, người bệnh sẽ được trò chuyện, chia sẻ trực tiếp cùng chuyên gia tâm lý để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
4.4. Bổ sung nội tiết tố ở phụ nữ
Phương pháp này dành cho phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Khi bị mất ngủ, chị em nên sử dụng các tiền chất nội tiết tố để chuyển hóa thành estrogen và progesterone nội sinh, giúp cân bằng nội tiết tố.