Cách chữa hôi miệng vì dạ dày an toàn và hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Hôi miệng vì dạ dày là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành, gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vậy cách chữa hôi miệng vì dạ dày an toàn và hiệu quả là gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu các cách chữa vấn đề này ngay dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu chung về vấn đề hôi miệng vì dạ dày

Hôi miệng từ dạ dày là tình trạng hơi thở của người mắc bệnh bốc mùi hôi khi giao tiếp, ăn uống. Điều này xuất phát từ những vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày. Ví dụ như van dạ dày bị hở, hiện tượng trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày. Từ đó, dẫn đến mùi thức ăn đang tiêu hóa trong dạ dày theo lên khoang miệng. Tại khoang miệng này tạo nên một mùi không dễ chịu.

Hôi miệng ảnh hưởng đáng kể đến sự tự tin trong giao tiếp

Hôi miệng vì dạ dày ảnh hưởng đáng kể đến sự tự tin trong giao tiếp (minh họa).

Mặc dù tình trạng hôi miệng từ dạ dày không gây ra nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đáng kể đến sự tự tin trong giao tiếp và tương tác với người khác. Ngoài ra, nó cũng có thể làm cho việc ăn uống trở nên không ngon và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

2. Các nguyên nhân gây ra hơi thở hôi từ dạ dày

Hôi miệng vì dạ dày là một vấn đề khá phức tạp và không dễ dàng xác định nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, việc hiểu rõ nguyên nhân có thể giúp điều trị hiệu quả, dứt điểm vấn đề này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng từ dạ dày:

2.1 Vấn đề từ trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân liên quan đến các vi sinh vật và vi khuẩn có thể có trong thức ăn khi bị trào ngược từ dạ dày. Sự tác động của vi sinh vật và vi khuẩn này khiến cho mùi hôi tỏa ra từ khoang miệng.

Trào ngược dạ dày có thể đẩy lên một lượng axit có trong dịch vị dạ dày lên miệng người bệnh. Điều này gây ảnh hưởng đến men răng thông qua axit và dẫn đến tình trạng hôi miệng. Ngoài trào ngược dạ dày, các vấn đề khác như van dạ dày hở, viêm loét dạ dày hay ung thư thực quản cũng có thể làm hôi miệng.

2.2 Vấn đề từ tắc nghẽn đường ruột

Một lý do khác có thể tạo nên tình trạng hôi miệng từ dạ dày liên quan đến sự tắc đường ruột. Khi đường ruột bị tắc nghẽn, thực phẩm hàng ngày không thể hấp thu sẽ bị đào thải.
Hơn nữa, sau quá trình tiêu hóa, thực phẩm được biến đổi thành phân và các chất thải khác. Khi bị tắc nghẽn đường ruột và không thể bài tiết ra ngoài, chúng sẽ tạo ra mùi khá khó chịu . Mùi hôi này theo đường hô hấp, gây ra hôi miệng cho người bệnh.

Vấn đề từ tắc nghẽn đường ruột

Vấn đề từ tắc nghẽn đường ruột gây hôi miệng (minh họa).

2.3 Vấn đề từ việc nôn mửa thường xuyên

Nôn mửa thường xuyên, có thể là do mang thai hoặc các nguyên nhân khác, có thể dẫn đến hôi miệng. Khi nôn mửa, các thành phần như thức ăn thừa, axit và dịch vị dạ dày sẽ thoát ra qua đường họng. Những chất này có thể dính bám lại trên các khu vực như khoang miệng, cuống họng, amidan… Từ đó tạo nên mùi khá không dễ chịu trong hơi thở.

Hơn nữa, lượng axit có thể gây tổn thương cho men răng và niêm mạc nướu. Sau đó gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng và là gây hôi miệng.

2.4 Vấn đề từ chế độ ăn uống không phù hợp

Hôi miệng do dạ dày cũng có thể do tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống xấu. Ví dụ như đồ ngọt, trái cây vị chua, món chiên rán, cũng như các đồ uống có ga. Tình trạng này khiến dạ dày phản ứng bất thường và tạo ra mùi khá khó chịu trong hơi thở.

3. Hôi miệng do dạ dày nhận biết qua đâu?

Hôi miệng dạ dày có các tín hiệu tương tự như các loại hôi miệng khác. Ngoài việc hơi thở có mùi khá khó chịu, người bệnh còn có thể quan sát các biểu hiện khác trên cơ thể. Ví dụ:

– Mảng bám trắng như cặn trên lưỡi:

Đây là cách dễ nhận biết nhất để phân biệt hôi miệng từ dạ dày với hôi miệng khác. Bởi vi khuẩn từ dạ dày khi lên miệng sẽ tạo thành mảng bám màu trắng đục hoặc thậm chí vàng trên bề mặt lưỡi.

– Vấn đề dạ dày trước đó:

Hôi miệng dễ xuất hiện ở người đang có vấn đề về dạ dày kéo dài chưa chữa khỏi. Cụ thể ở người thường xuyên trải qua cảm giác đầy bụng, trào ngược, ợ chua, nôn mửa…

– Từ vệ sinh răng lợi không tốt (chưa đúng cách):

Hôi miệng dạ dày có thể từ lúc bạn cảm nhận hơi thở có mùi hôi hơn bình thường. Thậm chí sau khi đánh răng trong ít nhất 30 phút mùi vẫn không thuyên giảm.

4. Cách chữa hôi miệng vì dạ dày an toàn và hiệu quả

Hôi miệng gây khó chịu cho cuộc sống hàng ngày và vấn đề này đang được nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp để giảm hôi miệng.

4.1 Chữa hôi miệng ngay tại nhà an toàn

Dưới đây là một số cách trị hôi miệng tại nhà mà nhiều người đã thử áp dụng:

Sử dụng lá bạc hà:

Bạc hà với nhiều tinh dầu có thể giúp cải thiện mùi hôi miệng và kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng. Để áp dụng cách này, bạn chỉ cần nhai vài lá bạc hà và sau đó súc miệng với nước để làm dịu tình trạng hôi miệng.

Sử dụng gừng tươi:

Gừng không chỉ là một loại gia vị, mà còn có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm. Từ đó giúp đẩy lùi mùi hôi miệng và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi. Bạn có thể thái lát mỏng gừng tươi và sử dụng nước gừng để súc miệng hàng ngày để cải thiện tình trạng hôi miệng.

Sử dụng vỏ chanh:

Vỏ chanh chứa vitamin C và có khả năng diệt khuẩn, giúp giảm mùi hôi miệng. Bạn có thể nhai vỏ chanh trực tiếp hoặc sử dụng nước cốt chanh pha với nước muối để súc miệng hàng ngày.

4.2 Phương pháp điều trị thông qua thuốc Tây Y

Giải quyết tình trạng hôi miệng từ nguyên nhân gốc rễ là dạ dày rất quan trọng. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và tình trạng từng người,bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc trong quá trình điều trị hôi miệng dạ dày mà nhiều người đã áp dụng:

hôi miệng vì dạ dày

Nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng hôi miệng do dạ dày hay vấn đề răng miệng (minh họa).

– Nhóm thuốc bảo vệ từ niêm mạc:

Nhóm thuốc này tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của axit và dịch vị dạ dày trào ngược lên miệng. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm Sucralfate, Alginat, Dimeticol.

– Nhóm thuốc tác động ổn định hoạt động ruột:

Các loại thuốc trong nhóm này giúp cân bằng hoạt động của dạ dày, tạo sự thúc đẩy cho quá trình tiêu hóa. Từ đó, giảm thiểu khả năng trào ngược của dạ dày, nguyên nhân gây hôi miệng. Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là Domperidon, Metoclopramid,…

Lưu ý:

Việc sử dụng thuốc không nên tự ý thực hiện mà cần dựa trên chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ nên việc lựa chọn phải dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người.

Hy vọng những thông tin về cách chữa hôi miệng vì dạ dày an toàn và hiệu quả sẽ hữu ích cho bạn đọc. Tốt nhất, bạn nên đi khám trực tiếp tại các bệnh viện lớn để có phương án điều trị khỏi hoàn toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital